Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Nhổ 2 răng khôn hàm dưới cùng lúc có nguy hiểm không?

Nhổ 2 răng khôn hàm dưới cùng lúc có nguy hiểm không?

    Răng khôn hàm dưới thường mọc muộn hơn các răng khác, từ độ tuổi 17 đến 25, thường gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Do đó, việc nhổ răng khôn hàm dưới là giải pháp cần thiết trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về việc nhổ 2 răng khôn hàm dưới cùng lúc có an toàn hay không, nên hay không nên thực hiện. Thấu hiểu vấn đề đó, ở bài viết này Guva Dental sẽ giúp bạn giải đáp rõ hơn về thắc mắc này!

    Hiểu gì về răng khôn hàm dưới? 

    Răng khôn hàm dưới là răng số 8 nằm ở vị trí góc ngoài cùng của cung hàm dưới. Mỗi người có 4 răng khôn, mọc đối xứng nhau ở hàm trên và hàm dưới. Răng khôn hàm dưới thường có thời gian mọc muộn hơn các răng khác từ 17 đến 25 tuổi. Do mọc muộn và thiếu không gian trong cung hàm, răng khôn thường mọc ngầm, lệch gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về răng miệng. 

    Răng khôn hàm dưới là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm 

    Có nên thực hiện nhổ 2 răng khôn hàm dưới không?

    Việc có nên nhổ hay không nhổ 2 răng khôn hàm dưới hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cùng Guva Dental điểm qua một số trường hợp nên và không nên nhổ răng khôn hàm dưới phổ biến sau: 

    Trường hợp nên nhổ răng khôn cùng hàm dưới

    Việc quyết định nhổ 2 răng khôn cùng hàm dưới thường được bác sĩ đưa ra dựa trên các yếu tố sau: 

    • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể gây ra các vấn đề như: xô lệch răng, khớp cắn sai lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai,....Thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, ung thư.

    • Răng khôn thiếu chỗ mọc, gây ảnh hưởng đến răng số 7: Răng khôn khi mọc không có đủ chỗ trong cung hàm rất dễ gây ra tình trạng răng chen chúc, xô lệch, ảnh hưởng đến các vị trí răng còn lại đặc biệt là răng số 7. Gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

    • Răng khôn mọc ảnh hưởng đến việc chỉnh nha: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoặc thiếu chỗ mọc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chỉnh nha.

    • Răng khôn bị sâu, viêm tủy: Sâu răng lan rộng, ăn sâu vào tủy răng, gây đau nhức dữ dội, không thể điều trị bảo tồn, có nguy cơ lây lan sang răng xung quanh hoặc gây biến chứng nguy hiểm.

    • Một số trường hợp khác: Do nhu cầu phục hồi chức năng ăn nhai hay do bệnh lý toàn thân.

    Nhổ răng khôn hàm dưới ở trường hợp gây ảnh hưởng đến các vị trí răng khác trên cung hàm 

    Trường hợp không nên nhổ răng khôn cùng hàm dưới

    Bên cạnh chỉ định nhổ răng, dưới đây là một số trường hợp bạn không nên nhổ 2 răng khôn cùng hàm dưới:

    • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không gây ra bất kỳ vấn đề nào: Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và thẩm mỹ trong tương lai. Do vậy việc nhổ răng không cần thiết, có thể gây ra nhiều nguy cơ và biến chứng. 

    • Sức khỏe răng miệng kém: Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe răng miệng, bạn cần điều trị các bệnh lý trước khi nhổ răng khôn. Bởi việc nhổ răng có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng. 

    • Có các bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý toàn thân như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… có thể chống chỉ định việc nhổ răng khôn. Do vậy bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nhổ răng.

    • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Nên đợi sau khi sinh con hoặc cai sữa cho con hoàn toàn mới nhổ răng khôn.

    • Tâm lý lo lắng về việc nhổ răng: Tâm lý lo lắng, sợ hãi có thể ảnh hưởng đến quá trình nhổ răng và gây ra biến chứng. 

    Không nhổ răng khôn hàm dưới đối với răng mọc thẳng, người bệnh gặp các bệnh lý toàn thân khác

    Nhổ 2 răng khôn hàm dưới có nguy hiểm hay không?

    Việc nhổ 2 răng khôn hàm dưới có thể tiềm ẩn một số nguy cơ nếu không được thực hiện đúng cách. Một số nguy cơ tiềm ẩn như:

    • Mức độ phức tạp cao hơn: Việc nhổ 2 răng cùng lúc có thể phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn và thời gian thực hiện lâu hơn.

    • Nguy cơ biến chứng cao hơn: Nguy cơ chảy máu, sưng tấy, đau nhức và nhiễm trùng có thể cao hơn so với nhổ từng chiếc riêng lẻ.

    • Gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Nếu không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau nhổ răng, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt răng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

    Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu răng nhổ 2 răng khôn hàm dưới sẽ không gây nguy hiểm nếu được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa có tay nghề cao, tuân thủ đúng quy trình thực hiện nhổ răng. Do đó, bạn nên đến gặp nha sĩ để được khám và tư vấn kỹ lưỡng trước khi quyết định nhổ 2 răng khôn hàm dưới cùng lúc.

    Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng khôn, sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của bạn để đưa ra lời khuyên phù hợp nhất. Ngoài ra, lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín cũng là cách giúp giảm thiểu các nguy cơ biến chứng tiềm ẩn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng. 

    Nhổ 2 răng khôn hàm dưới cùng lúc tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nếu không thực hiện đúng cách 

    Nên hay không nên nhổ 2 răng khôn hàm dưới cùng lúc?

    Trong trường hợp răng khôn hàm dưới mọc cùng 1 bên hàm phải hoặc trái thì có thể nhổ đồng thời cùng lúc. Cách này giúp rút ngắn thời gian điều trị, tránh phải thực hiện 2 lần tiểu phẫu. Hơn thế điều này còn giúp người bệnh phục hồi nhanh và ăn uống bình thường sau 1 tuần.

    Do đó việc nhổ 2 răng khôn hàm dưới vẫn có thể thực hiện được. Tuy nhiên nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai và sức khỏe, bác sĩ khuyên nên nhổ từng răng, đợi răng lành mới nhổ tiếp. Đối với tình trạng răng khôn mọc bình thường, không lệch hay mọc ngầm thì không cần nhổ.

    Nhổ 2 răng khôn hàm dưới tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt ở vấn đề sức khỏe của bệnh nhân 

    Lưu ý trước và sau khi nhổ 2 răng khôn hàm dưới

    Việc nhổ 2 răng khôn hàm dưới là một thủ thuật nha khoa phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Do đó, để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bản thân, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng trước và sau khi nhổ răng.

    Trước khi thực hiện nhổ 2 răng khôn hàm dưới

    • Hạn chế một số thuốc như Aspirin, ibuprofen, warfarin,... có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau khi nhổ răng.

    • Tránh rượu bia và thuốc lá: Nên tránh sử dụng rượu bia  ít nhất 8 giờ trước khi nhổ răng. Cai thuốc lá  ít nhất 2 tuần trước khi nhổ răng.

    • Thông báo cho bác sĩ nha khoa về tình trạng sức khỏe: Bao gồm các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,.. và các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng. 

    • Thông tin về thuốc gây tê: Hãy hỏi bác sĩ về loại thuốc gây tê sẽ được sử dụng trong quá trình nhổ răng. Nếu bạn có dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn phương án thay thế phù hợp.

    • Chế độ nghỉ ngơi: Sau khi nhổ răng khôn, bạn sẽ cần nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Hãy hỏi bác sĩ về thời gian nghỉ ngơi cần thiết sau khi nhổ răng để sắp xếp thời gian hợp lý.

    Lưu ý các vấn đề trước khi nhổ răng giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng

    Chăm sóc sau khi nhổ 2 răng khôn hàm dưới

    Để đẩy nhanh quá trình hồi phục, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong 3 ngày đầu tiên sau nhổ răng:

    • Cầm máu: Cắn chặt miếng gạc theo hướng dẫn của bác sĩ để cầm máu. Thay băng khi cần thiết.

    • Giảm sưng: Chườm túi nước đá bên ngoài hàm trong 10-20 phút mỗi lần, cách nhau 2-3 tiếng để giảm sưng. Từ ngày thứ 2 sau nhổ răng, bạn có thể chuyển sang chườm ấm để giảm sưng đau.

    • Luyện cơ hàm: Luyện cơ hàm bằng cách mở và khép miệng nhẹ nhàng để tránh cứng khớp.

    • Chế độ ăn uống: Ăn thức ăn mềm, mát, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sinh tố,... Uống nhiều nước.

    • Vệ sinh răng miệng: Tránh chạm vào vết thương. Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và nước muối pha loãng sau mỗi bữa ăn.

    • Uống thuốc: Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau hoặc sưng.

    • Theo dõi tình trạng: Nếu bạn bị sốt, cơn đau hoặc tình trạng sưng tấy không cải thiện, hãy tìm đến bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

    Chăm sóc sức khỏe răng miệng sau nhổ răng khôn giúp vết thương mau lành

    Xem thêm: Nhổ Răng Ở Bệnh Viện Hay Phòng Khám Tốt Hơn? - Giải Đáp Chi Tiết

    Việc nhổ hay giữ răng khôn hàm dưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí mọc răng, tình trạng sức khỏe răng miệng và nguy cơ biến chứng. Đối với trường hợp nhổ 2 răng khôn hàm dưới cùng lúc cũng vậy. Để có được chỉ định nhổ răng một cách an toàn và chính xác, bạn cần đến ngay bác sĩ để thăm khám, đánh giá tình trạng cụ thể để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Guva Dental hy vọng với những thông tin nêu trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc và an tâm hơn trong việc đưa ra quyết định nhổ răng. 

     

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva