Nhổ răng có nguy hiểm không?

    Trong điều trị nha khoa, bác sĩ luôn ưu tiên bảo tồn răng thật và tránh nhổ răng. Tuy nhiên trong một số trường hợp buộc phải nhổ răng. Vậy tại sao phải nhổ răng, nhổ răng có nguy hiểm không và cần làm gì để hạn chế nguy hiểm khi nhổ răng, những nội dung này sẽ được Guva Dental giải đáp dưới đây.

    Nhổ răng là gì?

    Quá trình nhổ răng được xem như một dạng tiểu phẫu trong lĩnh vực nha khoa. Đây là một kỹ thuật chuyên sâu giúp loại bỏ răng thật, đặc biệt là khi răng gặp phải các vấn đề bệnh lý, hư tổn hoặc không còn đáp ứng các chức năng cơ bản.

    Nhổ răng được xem như một dạng tiểu phẫu trong lĩnh vực nha khoa

    Quy trình nhổ răng đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện các bước như thăm khám, chụp x-quang, gây tê, nhổ răng và chăm sóc sau khi nhổ răng. Vì là tiểu phẩm có xâm lấn gây ra vết thương nên nhiều bạn lo lắng nhổ răng có nguy hiểm không. Trước khi thực hiện nhổ răng, bạn cần chuẩn bị tâm lý và sức khỏe thật tốt để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra một cách thuận lợi, hạn chế nguy hiểm và biến chứng trong và sau khi nhổ răng.

    Tại sao phải nhổ răng?

    Trong các điều trị nha khoa, bác sĩ luôn ưu tiên và cố gắng điều trị bảo tồn răng tuy nhiên có một số trường hợp bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ răng như sau:

    Răng bị sâu nặng

    Khi răng bị nhiễm trùng do sâu răng nặng, lan rộng và không thể điều trị bằng hàn trám hoặc điều trị tủy, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh lây lan sang các răng lân cận cũng như tránh tình trạng đau nhức, khó chịu kéo dài cho bạn.

    Sâu răng nặng có thể được chỉ định nhổ bỏ răng

    Răng viêm tủy nặng

    Viêm tủy răng nặng thường dẫn theo một số những biến chứng như nhiễm trùng, viêm nha chu gây lung lay răng hoặc áp xe… Trong trường hợp không thể điều trị tủy, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để ngăn vùng nhiễm trùng phát triển sang các khu vực khác.

    Răng viêm tủy nặng cũng nên nhổ bỏ

    Viêm nha chu

    Viêm nha chu nặng, nha chu bị nhiễm trùng, điều trị bằng kháng sinh không thành công, việc nhổ răng có thể là lựa chọn cuối cùng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

    Răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc ngầm

    Khi răng khôn mọc lệch hoặc răng khôn mọc ngầm sẽ tạo áp lực lên các răng lân cận, gây nên xô lệch răng, viêm nhiễm, đau nhức. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn để duy trì sức khỏe răng miệng cho bạn.

    Niềng răng chỉnh nha

    Niềng răng chỉnh nha là quá trình sử dụng khí cụ để tạo áp lực kéo răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Tuy nhiên, do tình trạng răng mọc chen chúc, răng hô… khiến các răng không có đủ khoảng trống trên cung hàm để dàn đều vì vậy bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống.

    Nhổ răng số 4 để niềng răng chỉnh nha

    Thông thường, răng số 4 sẽ được chỉ định nhổ vì đây là chiếc răng vừa có kích thước nhỏ hơn những răng khác vừa ít chức năng ăn nhai nên ít ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

    Chấn thương răng

    Răng bị chấn thương do tai nạn, hoạt động thể thao hoặc vận động mạnh có thể yêu cầu nhổ răng nếu không thể điều trị thông thường.

    Nhổ răng có nguy hiểm không?

    Vậy nhổ răng có nguy hiểm không? Tuy nhổ răng là phương pháp phổ biến trong lĩnh vực nha khoa nhưng độ an toàn cũng không được đảm bảo tuyệt đối. Trong quá trình nhổ răng vẫn có thể xảy ra những nguy hiểm, biến chứng do nguyên nhân từ vấn đề vệ sinh, kỹ thuật nhổ hay chăm sóc sau nhổ răng, cụ thể như sau:

    Nhiễm trùng

    Quá trình trong và sau khi nhổ răng cần đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cao. Nếu vấn đề vệ sinh, vô trùng không đảm bảo có thể gây ra nhiễm trùng.

    Sưng đau nghiêm trọng

    Sau khi nhổ răng, cảm giác sưng đau có thể xuất hiện. Thông thường tình trạng đau sẽ thuyên giảm bớt đi sau vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc sưng đau có thể xảy ra do tình trạng viêm nhiễm mạn tính đòi hỏi sự theo dõi và điều trị từ bác sĩ.

    Biến chứng sưng đau nghiêm trọng sau nhổ răng

    Không cầm được máu

    Nhổ răng có thể gây ra mất máu, đặc biệt với người có vấn đề về huyết áp. Việc kiểm soát chăm sóc sau nhổ răng là quan trọng để giảm nguy cơ mất máu.

    Không cầm được máu sau nhổ răng là biến chứng nguy hiểm

    Gãy xương hàm

    Sau khi nhổ răng, phần khớp hàm có thể bị đau nhức. Điều này khiến người bệnh không há miệng được. Bạn nên đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và khắc phục sớm.

    Tổn thương dây thần kinh

    Vùng xương hàm ở dưới nằm gần với dây thần kinh, đặc biệt là vị trí răng số 8, do đó khi thực hiện nhổ răng khôn sẽ có nguy cơ gây tác động xấu tới dây thần kinh.

    Chức năng ăn nhai suy giảm

    Việc nhổ răng ở vị trí răng cối có thể ảnh hưởng tới vấn đề ăn nhai sau này do răng cối đảm nhận vai trò chính trong việc nhai, nghiền thức ăn.

    Nhổ răng khiến chức năng ăn nhai suy giảm

    Tiêu xương hàm

    Những người phải nhổ răng thông thường phải đối mặt với nguy cơ bị tiêu dần vùng xương hàm. Nguyên nhân do chiếc răng bị mất ở trên cung hàm sẽ không còn nhận được sự kích thích cơ học.

    Nhổ răng nào dễ gây nguy hiểm?

    Nhổ răng có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào loại răng được nhổ. Việc thực hiện nhổ răng sẽ trở nên phức tạp, khó khăn hơn khi thực hiện với các răng ở vị trí khó tiếp cận hay có hình dáng đặc biệt, cụ thể như sau:

    Răng khôn (răng số 8)

    Răng khôn là răng nằm ở trong cùng của hàm răng và thường mọc lệch, mọc ngầm, chen ngang hoặc chen lệch. Do đó, quá trình nhổ răng khôn có thể phức tạp, đặc biệt là khi chúng chen ngang và gần các cấu trúc như dây thần kinh.

    Nhổ răng khôn là một trong những ca nhổ răng khó

    Răng nanh (răng số 3)

    Đây là chiếc răng nằm giữa nhóm răng cửa và răng hàm nhỏ. Quá trình nhổ bỏ răng số 3 có thể gây khó khăn và nếu mất răng lâu sẽ ảnh hưởng khả năng ăn uống.

    Răng nằm gần dây thần kinh chính

    Bất kỳ răng nào nằm sâu và gần dây thần kinh chính đều có nguy cơ cao tổn thương dây thần kinh trong quá trình nhổ.

    Những lưu ý để phòng tránh biến chứng khi nhổ răng

    Để giảm thiểu nguy cơ bị biến chứng khi nhổ răng, bạn cần lưu ý tuân thủ những điều sau:

    • Giữ tâm trạng thoải mái nhất trước khi nhổ răng.

    • Thực hiện đúng với những hướng dẫn của bác sĩ.

    • Chăm sóc vết thương phù hợp, vệ sinh sạch sẽ.

    • Tránh vận động mạnh khi vừa mới nhổ răng xong.

    • Kiểm soát tình trạng chảy máu với các phương pháp cầm máu hiệu quả.

    • Sử dụng đúng, đủ liều lượng thuốc như bác sĩ đã chỉ định.

    Bạn cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

    • Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

    • Hạn chế tối đa việc hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn.

    • Điều trị theo dõi và báo ngay với bác sĩ khi có bất thường.

    Xem thêm: Đau Răng Số 7 Sau Khi Nhổ Răng Khôn Phải Làm Sao?

    Như vậy nhổ răng có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn cần đảm bảo nhổ răng ở nha khoa uy tín, được bác sĩ thăm khám chỉ định cũng như lưu ý các vấn đề để nhổ răng ít biến chứng. Để được tư vấn thêm bạn có thể để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ giải đáp cho bạn.

    Nha Khoa Guva 0936 10 30 10 ×
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva