Nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không?

    Răng hàm là nhóm răng giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai và cân đối cung hàm. Nhưng khi răng hàm bị sâu không thể điều trị bảo tồn thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng. Điều này khiến bạn lo lắng nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không. Bài viết này Guva Dental sẽ giải đáp cho bạn.

    Vị trí và vai trò của răng hàm

    Để trả lời cho vấn đề nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không chúng ta cần tìm hiểu vị trí, vai trò và tại sao răng hàm bị sâu trước.

    Vị trí của răng hàm

    Răng hàm hay còn được gọi là răng cối là nhóm răng có số lượng nhiều nhất trên cung hàm và mọc ở vị trí trong cùng của hàm. Đối với một người trưởng thành, thông thường sẽ có 16-20 chiếc răng hàm nằm lần lượt từ răng số 4 đến răng số 8 ở cả hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên đối với trẻ em từ 14-18 tháng tuổi chỉ có 8 chiếc răng hàm phân bố đều cả hai hàm.

    Răng hàm thường được được chia thành hai nhóm là nhóm răng hàm nhỏ và nhóm răng hàm lớn. Răng hàm nhỏ còn gọi răng tiền hàm là răng mọc ở vị trí số 4 và số 5 ở mỗi góc hàm, nằm giữa răng nanh và răng hàm lớn.

    Răng hàm lớn là các răng mọc ở vị trí số 6, số 7 và số 8 ở mỗi góc hàm. Ở người trưởng thành thông thường sẽ có tổng 12 chiếc răng hàm lớn tuy nhiên vẫn có những trường hợp không đủ 12 chiếc do răng số 8 (răng khôn) không mọc hoặc mọc không đủ 4 chiếc.

    Răng hàm là các răng số 4, 5, 6, 7 và 8

    Vai trò của răng hàm

    Răng hàm là nhóm răng to khỏe nhất với số lượng nhiều nhất giúp cho răng hàm thực hiện tốt chức năng quan trọng gồm:

    Chức năng nhai, nghiền thức ăn

    Chức năng nhai, nghiền thức năng là chức năng quan trọng của răng hàm và răng hàm được coi là một trong những bộ phận đầu tiên tham gia vào hệ thống tiêu hóa thức ăn.

    Với các mặt nhai lớn và nhiều kẽ rãnh, răng hàm kết hợp cùng răng cửa và lưỡi cắt nhỏ, nghiền nhuyễn, trộn đều thức ăn cùng các enzym trong nước bọt trước khi đưa vào các bộ phận sau trong hệ thống tiêu hóa thức ăn như dạ dày, ruột non… làm giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, giúp thức ăn dễ dàng tiêu hóa hơn.

    Răng hàm có vai trò quan trọng trong việc ai nhai, nghiền nát thức ăn

    Chức năng phát âm

    Răng hàm còn có chức năng hỗ trợ chúng ta phát âm. Quá trình phát âm của một người là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lưỡi, vòm họng và răng. Răng cửa sẽ tham gia nhiều hơn trong chức năng này, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được vai trò của răng hàm giúp phát âm rõ ràng và chuẩn xác hơn. Khi mất đi răng hàm sẽ gây ra những khoảng trống, kẽ hở trong khoang miệng gây phát âm khó nghe và thiếu chính xác

    Chức năng thẩm mỹ

    Nhiều người cho rằng răng hàm nằm sâu bên trong cung hàm không dễ để quan sát thấy như răng nanh hay răng cửa nên không góp phần tăng tính thẩm mỹ. Điều này chưa chính xác bởi vì răng hàm giúp cho hai bên má trở nên đầy đặn hơn, góp phần tạo sự cân đối hài hòa cho gương mặt và gia tăng tính thẩm mỹ.

    Tại sao răng hàm bị sâu?

    Răng hàm đóng vai trò quyết định trong việc nhai và nghiền thức ăn. Đây cũng là lý do răng hàm dễ bị sâu nếu không được vệ sinh đúng cách. Ngoài ra, do nằm ở góc khuất nên sâu răng hàm cũng thường khó được phát hiện sớm nếu không được bác sĩ thăm khám.

    Răng hàm bị sâu là tình trạng xuất hiện các tổn thương trên răng như những điểm đen, lỗ nhỏ trên các rãnh ở mặt nhai hay trên bất kỳ bề mặt nào của răng.

    Răng hàm bị sâu do thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, khó vệ sinh

    Có nên nhổ răng hàm bị sâu?

    Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nhỏ thức ăn và bảo vệ xương hàm. Khi răng hàm bị sâu sẽ gây ra tình trạng đau buốt răng, làm bạn khó khăn trong việc ăn nhai thức ăn nên bạn luôn muốn khắc phục tình trạng này bằng cách nhổ bỏ chúng đi. Vậy chúng ta có nên nhổ răng hàm bị sâu?

    Có nên nhổ răng hàm bị sâu và nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của nhiều người

    Tùy vào mức độ sâu răng khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp chứ không nhất thiết phải nhổ răng vì khi thiếu răng hàm sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và bảo vệ xương hàm.

    Bảo tồn răng hàm bị sâu

    Răng hàm bị sâu được bảo tồn trong những trường hợp sâu răng nhẹ, mức độ sâu chưa ảnh hưởng nhiều đến phần chân răng, cụ thể:

    • Khi sâu răng được phát hiện sớm và chỉ mới sâu nhẹ, ảnh hưởng đến phần men răng thì bác sĩ có thể chỉ định hàn răng, trám răng sâu để xử lý triệt để.

    Trám răng sâu là phương pháp xử lý vết sâu răng nhẹ

    • Khi sâu răng ăn sâu vào tủy răng nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng, phần ngà răng vẫn còn nguyên vẹn thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị trị viêm tủy răng và tiến hành trám đầy thân răng để đảm bảo được một phần chức năng nhai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bảo tồn răng sâu bằng cách bọc răng sứ.

    Nhổ bỏ răng hàm bị sâu

    Khi tình trạng sâu răng đã quá nặng, ảnh hưởng đến chân răng thậm chí là ăn sâu vào vùng xương hàm thì cần phải tiến hành nhổ bỏ răng hàm bị sâu. Ngoài ra những trường hợp như viêm nha chu, sâu răng kèm theo tụt nướu, sâu cụt chân răng, răng khôn mọc lệch... cũng cần được bác sĩ chỉ định nhổ toàn bộ răng bị sâu.

    Khi răng hàm bị sâu quá nặng, không thể điều trị bảo tồn thì nên nhổ bỏ

    Nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không?

    Vậy nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không? Vì vai trò và chức năng quan trọng của răng hàm nên khi nhổ răng hàm bị sâu bạn sẽ gặp phải một số ảnh hưởng như sau:

    Giảm lực nhai

    Lực nhai của răng hàm sẽ bị giảm đáng kể từ đó không thực hiện tốt được chức năng nhai vì vậy thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ khiến các răng bên cạnh và hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa tốt thức ăn, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa và các răng hàm còn lại do phải làm việc quá sức.

    Nhổ răng hàm gây giảm lực nhai

    Gây các bệnh lý răng miệng

    Sau khi nhổ răng hàm sẽ gây sự mất cân bằng giữa những răng đối diện do đó có thể gây lệch khớp cắn và dẫn đến viêm nha chu, sưng tấy nướu…

    Tiêu xương hàm

    Sau khi nhổ răng hàm bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa và tiêu dần vùng xương hàm vì chiếc răng bị mất đi trên cung hàm sẽ không còn nhận được các kích thích cơ học hình thành từ những hoạt động ăn nhai của hàm, lâu ngày sẽ làm giảm kích thước xương hàm của bạn cả về chiều rộng và chiều cao.

    Nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không? Có thể gây tiêu xương hàm

    Ảnh hưởng đến sự cân đối và thẩm mỹ của gương mặt

    Như chúng ta đã biết răng hàm có chức năng bảo vệ xương hàm, khi mất răng hàm dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm và gây ra một số hậu quả như răng bị xô lệch, khớp cắn bị lệch. Sau một khoảng thời gian nhất định có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khuôn mặt như mặt bị chảy xệ, má hóp lại và da nhăn nheo.

    Phương pháp phục hình sau khi nhổ răng hàm bị sâu

    Với các ảnh hưởng của việc mất răng hàm đối với sức khỏe răng miệng bạn nên nhanh chóng phục hình lại chiếc răng hàm đã nhổ bằng các pháp phục hình răng sau:

    Cấy ghép Implant

    Phục hình răng bằng kỹ thuật cấy ghép Implant được đánh giá là biện pháp tối ưu, mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay nhờ khả năng khôi phục toàn diện cấu trúc răng, đảm đảm chức năng ăn nhai tốt và không xâm lấn tới các răng thật khác.

    Ngoài ra, cấy ghép Implant còn ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm, chảy xệ cơ, lão hóa sớm và có thể sử dụng trọn đời nếu được chăm sóc tốt.

    Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hiệu quả

    Cầu răng sứ

    Cầu răng sứ được thực hiện bằng cách sử dụng các răng kế cận vị trí răng đã mất để làm trụ cầu răng giả. Những chiếc răng thật được sử dụng làm trụ sẽ được mài nhỏ bớt cùi răng, sau đó những chiếc răng này sẽ đóng vai trò nâng đỡ nhịp cầu răng sứ gắn liền với nhau để thay thế cho các răng đã mất.

    Cầu răng sứ là phương pháp bạn có thể lựa chọn để phục hình răng hàm sau khi nhổ

    Tuy nhiên, cầu răng sứ có khuyết điểm là không thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm nên sau một thời gian lắp cầu răng, chúng sẽ bị xô lệch và không còn phù hợp với khuôn xương hàm nữa.

    Hàm giả tháo lắp

    Hàm giả tháo lắp là phương pháp sử dụng các hàm răng giả được chế tạo để người bệnh mang khi có nhu cầu ăn nhai. Hàm giả có thể tháo lắp linh hoạt và dễ dàng vệ sinh. Có hai loại hàm giả tháo lắp là hàm giả tháo lắp bán phần và hàm giả tháo lắp toàn phần.

    Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần lấy dấu hàm là có thể chế tạo ra hàm răng giả phù hợp nhất với khuôn răng của mình, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của hàm giả tháo lắp là có thể khiến bạn cảm thấy vướng víu, đau và độ bền không cao.

    Xem thêm: Nhổ 4 Răng Khôn Có Bị Hóp Má Không?

    Như vậy nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là có và đó chính là khiến bạn giảm lực nhai, tiêu xương hàm, mắc các bệnh lý răng miệng, mất đi tính cân đối, thẩm mỹ cho gương mặt, gây hóp má… Vì vậy bạn cần phải bảo vệ, chăm sóc răng hàm cẩn thận. Khi có vấn đề với răng hàm, bạn cần đến cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị bảo tồn răng kịp thời hoặc có các bạn pháp can thiệp khác để giúp bạn phục hình răng hàm. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với Guva để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

     

    Nha Khoa Guva 0936 10 30 10 ×
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva