Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không?

    Trong điều trị nha khoa, các bác sĩ luôn ưu tiên và cố gắng bảo tồn răng thật của bạn nhất là các răng hàm với chức năng ăn nhai quan trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ bỏ răng hàm để bảo vệ sức khỏe răng miệng hoặc để niềng răng chỉnh nha. Điều này khiến cho nhiều bạn lo lắng nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

    Răng hàm là răng nào?

    Để tìm hiểu nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không trước tiên chúng ta cùng xem răng hàm là răng nào, có vai trò gì. Răng hàm là nhóm răng mọc trong cùng của hàm, giúp bảo vệ xương hàm và bảo vệ bộ nhai. Mỗi phần tư của cung hàm sẽ gồm có 2 răng hàm nhỏ (răng số 4 và 5), 2 răng hàm lớn (răng số 6 và 7) và 1 răng khôn (răng số 8).

    Răng hàm là các răng số 4, 5 (răng hàm nhỏ), 6, 7 (răng hàm lớn) và 8 (răng khôn)

    Răng hàm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa; cấu tạo nên sự hài hoà, cân đối của gương mặt và giúp bạn phát âm chuẩn.

    Trong bộ răng hàm, răng số 8 (răng khôn) là loại răng đặc biệt nhất. Răng số 8 không có chức năng gì, ngược lại còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh vì thường mọc bất thường theo nhiều kiểu khác nhau.

    Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của nhiều người

    Tại sao phải nhổ răng hàm?

    Vì vai trò quan trọng nên thông thường bác sĩ nha khoa sẽ ưu tiên điều trị bảo tồn cho các răng hàm. Tuy nhiên trong một số trường hợp để bảo vệ sức khỏe răng miệng nói chung, tránh lây lan các bệnh lý răng miệng qua các răng khác, niềng răng chỉnh nha hoặc nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hàm, cụ thể như sau: 

    Răng hàm bị sâu nặng

    Khi răng hàm bị sâu nặng ảnh hưởng đến tủy răng và không thể phục hồi được bằng phương pháp trám hoặc bọc răng sứ thì nhổ răng là lựa chọn tốt nhất bởi vì nếu chúng ta cố gắng giữ lại chiếc răng sâu này, vết sâu sẽ lây lan sang các răng lân cận và gây đau nhức kéo dài, dai dẳng.

    Nhổ răng hàm khi bị sâu nặng

    Răng hàm bị viêm nha chu nặng

    Viêm nha chu có thể gây viêm nhiễm đến tủy răng, chóp răng và xương ổ răng. Nếu không tiến hành loại bỏ chiếc răng bị nha chu nặng, sức khỏe toàn hàm sẽ bị suy giảm đáng kể.

    Răng hàm mọc ngầm, mọc lệch

    Những chiếc răng hàm mọc sai vị trí, mọc chen chúc, mọc lệch khỏi cung răng (thông thường là răng khôn) cũng nên nhổ bỏ. Khi chiếc răng mọc lên không bình thường sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai, giảm thẩm mỹ của toàn bộ khuôn hàm và ảnh hưởng đến các răng lân cận.

    Nhổ răng hàm để niềng răng

    Khi niềng răng chỉnh nha, để tạo khoảng trống trên cung hàm cho răng di chuyển về vị trí mong muốn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 hoặc số 8 tùy thuộc vào tình trạng răng hàm cụ thể của mỗi người và loại khí cụ chỉnh nha.

    Nhổ răng hàm số 4 để niềng răng chỉnh nha

    Răng hàm bị gãy phần lớn

    Phần răng bị gãy quá nhiều, không thể phục hình được bằng phương pháp bọc răng sứ nên bác sĩ sẽ tiến hành nhổ phần răng còn lại và áp dụng kỹ thuật cấy ghép Implant để giúp khách hàng có chiếc răng mới hoàn chỉnh.

    Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không?

    Vậy nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không? Nhổ răng hàm được đánh giá là một kỹ thuật nha khoa không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn nhổ răng tại các cơ sở nha khoa kém chất lượng thì khả năng cao sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

    Chảy máu kéo dài

    Trong khoảng 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, chảy máu là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu sau đó vết nhổ răng vẫn tiếp tục chảy máu, thậm chí chảy nhiều máu thì khả năng cao là do thao tác nhổ không đúng kỹ thuật hoặc do bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách sau nhổ răng. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được xử lý kịp thời.

    Chảy máu kéo dài là biến chứng sau khi nhổ răng nguy hiểm

    Nhiễm trùng

    Sưng đau là một hiện tượng bình thường sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí bị mưng mủ thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có thể xử lý sớm vì vết thương đang có khả năng bị nhiễm trùng. 

    Gãy xương hàm

    Nếu bác sĩ thực hiện nhổ răng không đúng kỹ thuật sẽ khiến cho xương, khớp hàm bị tổn thương dẫn đến tình trạng người bệnh bị đau nhức khớp hàm, không há miệng được. Để kiểm tra, bạn cần đến gặp nha sĩ ở các cơ sở nha khoa uy tín để chụp phim xương hàm.

    Gãy xương hàm là một biến chứng sau nhổ răng nguy hiểm

    Tổn thương dây thần kinh

    Răng hàm dưới, đặc biệt là răng số 8 rất gần với dây thần kinh vì vậy nhổ răng không đúng kỹ thuật sẽ có nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh cũng như gây nên các vấn đề sức khoẻ khác.

    Suy giảm chức năng ăn nhai

    Mất răng hàm ít nhiều đều làm suy giảm chức năng ăn nhai của bạn, gây khó khăn trong việc ăn nhai, buộc bạn phải ăn thức ăn mềm hơn hoặc chỉ nhai bằng hàm còn lại.

    Tiêu xương hàm

    Vùng xương hàm ở vị trí răng mất không còn nhận được các kích thích cơ học từ hoạt động ăn nhai của hàm sẽ thoái hóa và tiêu dần đi. Theo thời gian, kích thước xương hàm của bệnh nhân mất răng sẽ sụt giảm cả về chiều rộng và chiều cao. Biểu hiện dễ thấy nhất là mô nướu răng dần lõm xuống, không còn đầy đặn như trước đây.

    Tiêu xương hàm xảy ra sau khi nhổ răng hàm mà không được phục hình kịp thời

    Xô lệch răng

    Khi một chiếc răng mất đi, các răng kế cận thường có xu hướng đổ nghiêng vào khoảng trống mất răng, lâu dài sẽ phá hỏng khớp cắn tự nhiên của hàm.

    Phương pháp phục hình răng hàm sau khi nhổ

    Với các ảnh hưởng cơ bản của việc mất răng hàm đối với sức khỏe răng miệng, bạn nên nhanh chóng phục hình lại chiếc răng hàm đã nhổ.  Bạn có thể tham khảo các phương pháp phục hình răng sau:

    Cấy ghép Implant

    Phục hình răng bằng kỹ thuật cấy ghép Implant được đánh giá là biện pháp tối ưu, mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay nhờ khả năng khôi phục toàn diện cấu trúc răng, đảm đảm chức năng ăn nhai tốt và không xâm lấn tới các răng thật khác.

    Ngoài ra, cấy ghép Implant còn ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm, chảy xệ cơ, lão hóa sớm và có thể sử dụng trọn đời nếu được chăm sóc tốt.

    Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng tối ưu

    Cầu răng sứ

    Cầu răng sứ được thực hiện bằng cách sử dụng các răng kế cận vị trí răng đã mất để làm trụ cầu răng giả. Những chiếc răng thật được sử dụng làm trụ sẽ được mài nhỏ bớt cùi răng, sau đó những chiếc răng này sẽ đóng vai trò nâng đỡ nhịp cầu răng sứ gắn liền với nhau để thay thế cho các răng đã mất.

    Tuy nhiên, cầu răng sứ có khuyết điểm là không thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm nên sau một thời gian lắp cầu răng, chúng sẽ bị xô lệch và không còn phù hợp với khuôn xương hàm nữa.

    Cầu răng sứ

    Hàm giả tháo lắp

    Hàm giả tháo lắp là phương pháp sử dụng các hàm răng giả được chế tạo để người bệnh mang khi có nhu cầu ăn nhai. Hàm giả có thể tháo lắp linh hoạt và dễ dàng vệ sinh. Có hai loại hàm giả tháo lắp là hàm giả tháo lắp bán phần và hàm giả tháo lắp toàn phần.

    Hàm giả tháo lắp đơn giản, linh hoạt và dễ dàng vệ sinh

    Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần lấy dấu hàm là có thể chế tạo ra hàm răng giả phù hợp nhất với khuôn răng của mình, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của hàm giả tháo lắp là có thể khiến bạn cảm thấy vướng víu, đau và độ bền không cao.

    Với những thông tin trên, Guva Dental hy vọng đã phần nào giải đáp cho bạn vấn đề nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không cùng những lý do tại sao phải nhổ răng hàm và phương pháp phục hình răng hàm sau khi nhổ. Để được tư vấn thêm, bạn có thể để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ giải đáp cụ thể cho bạn.

    Nha Khoa Guva 0936 10 30 10 ×
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva