Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Nhổ răng là gì? Khi nào được chỉ định nhổ và không nhổ răng?

Nhổ răng là gì? Khi nào được chỉ định nhổ và không nhổ răng?

    Răng là một thành phần quan trọng giúp bạn ăn nhai thức ăn và góp phần vào vẻ đẹp, thẩm mỹ nụ cười nhưng trong một số trường hợp bạn sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng để điều trị. Vậy nhổ răng là gì? Khi nào nên và không nên nhổ răng? Quy trình nhổ răng ra sao? Trước khi nhổ răng nên làm gì và những điều lưu ý sau nhổ răng là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những câu hỏi này.

    Nhổ răng là gì?

    Nhổ răng là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Thật ra quá trình nhổ răng đôi khi được xem như là một loại phẫu thuật nhỏ trong lĩnh vực nha khoa. Đây là một phương pháp chuyên sâu giúp loại bỏ răng thật, đặc biệt là khi chúng đối mặt với các vấn đề như bệnh lý, hư hỏng hoặc không còn đáp ứng được các chức năng cơ bản. Quá trình nhổ răng đòi hỏi việc thực hiện các bước như tê liệt, quá trình nhổ răng và quản lý vấn đề đau nhức sau khi nhổ. Trước khi thực hiện, người bệnh cần chuẩn bị tinh thần và sức khỏe tốt để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra một cách suôn sẻ.

    Nhổ răng là gì?

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây hỏng tổn, suy yếu và lung lay của các răng trên cung hàm. Khi gặp các tình huống này này, quyết định có cần thực hiện nhổ răng hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng chung của toàn bộ hàm răng và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Các bác sĩ nha khoa thường ưu tiên các phương pháp điều trị khác thay vì loại bỏ răng. Tuy nhiên, khi tất cả các phương án điều trị khác đều không hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét quyết định nhổ răng.

    Khi nào được chỉ định nên và không nên nhổ răng?

    Ngoài việc quan tâm nhổ răng là gì thì bạn cần quan tâm khi nào nên và không nên nhổ răng vì nhổ răng mặc dù là kỹ thuật đơn giản nhưng có thể để lại hậu quả lớn. Nhổ răng có thể được thực hiện vì nhiều lý do, việc quyết định có nên nhổ răng hay không cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi bác sĩ nha khoa.

    Khi nào được chỉ định nên nhổ răng

    Đối với răng vĩnh viễn:

    • Răng bị hư hỏng nặng, tổn thương cấp độ 3, 4 do viêm quanh răng và không còn khả năng ăn nhai cũng như không thể phục hồi sau khi điều trị nội nha.

    • Sau khi điều trị nội nha, răng vẫn bất thường, bị cong, lệch ở các răng hàm sau.

    • Các răng bị sâu ở phần chân, chân gãy dưới bờ lợi cần phải được nhổ.

    • Răng bị tổn thương mạn tính ở vùng cuống, có nang, không thể bảo tồn bằng cách điều trị nội nha hoặc phẫu thuật cắt cuống.

    • Răng mọc không đúng vị trí, gây biến chứng tại khu vực đó.

    • Răng số 8 mọc lệch hoặc mọc không đủ chỗ, ảnh hưởng đến các răng khác.

    Răng số 8 mọc lệch được chỉ định nên nhổ răng

    • Răng thừa gây ảnh hưởng đến các răng khác hoặc độ đối xứng trên cung hàm.

    • Răng bị dị dạng hoặc vẩu quá mức không thể chỉnh nha hoặc phục hình.

    • Răng không còn có giá trị chức năng hoặc gây trở ngại đến việc phục hình hiệu quả.

    • Răng mọc lệch gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng mà không thể chỉnh lại vị trí trên cung hàm như mong muốn.

    • Răng theo chỉ định riêng từng trường hợp cần phải được điều chỉnh.

    • Răng là nguyên nhân của các viêm nhiễm cục bộ và toàn thân.

    • Một số trường hợp cần phải nhổ răng liên quan đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.

    Đối với răng sữa:

    • Răng sữa bị lung lay, đứt chân và đã đến thời kỳ rụng răng.

    • Răng sữa viêm nhiễm kéo dài, được điều trị nhiều lần nhưng không mang lại kết quả, thậm chí gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm tủy, viêm xương hoặc hỏng mầm răng.

    • Răng sữa rụng muộn gây trở ngại cho quá trình mọc răng vĩnh viễn và khớp cắn đúng.

    • Răng sữa mọc sớm sau khi sinh dẫn đến khó khăn trong việc cho trẻ bú.

    Khi nào được chỉ định không nên nhổ răng

    • Bệnh nhân mắc các căn bệnh viêm nhiễm cấp tính, có nguy cơ nhiễm trùng cao như viêm miệng, viêm họng cấp tính, viêm khớp răng, viêm tủy răng cấp tính, viêm xoang cấp tính...

    • Những người mắc các bệnh lý về huyết khối, tiểu đường, tổn thương tim mạch... cần phải được hướng dẫn từ bác sĩ nếu muốn nhổ răng.

    Khi có bệnh về tim mạch thì thường được chỉ định không nên nhổ răng

    • Những người bị bất thường tâm thần, không kiểm soát hành vi của bản thân... phải sử dụng thuốc an thần trong vài ngày trước khi nhổ răng.

    • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén cần hạn chế việc nhổ răng.

    • Một số trường hợp tuyệt đối không nên nhổ răng như bệnh nhân ung thư bạch cầu, hoại tử xương hàm...

    Quy trình nhổ răng diễn ra như thế nào?

    Khi bạn được bác sĩ chỉ định nhổ răng thì quy trình nhổ răng đúng chuẩn sẽ diễn ra như sau:

    Bước 1: Kiểm tra răng miệng và chụp X-quang

    Bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng và chụp X-Quang cho bệnh nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Nếu bạn có bệnh lý nền thì phải chủ động khai báo chính xác và đầy đủ cho bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

    Bước đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám và chụp X-quang răng miệng của bạn

    Bước 2: Vệ sinh khoang miệng

    Sau khi bạn được khám tổng quát và bác sĩ chỉ định nhổ răng, bước tiếp theo bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng và diệt khuẩn. Việc vô trùng là vô cùng quan trọng trong y khoa để ngăn ngừa viêm nhiễm và chảy máu kéo dài và các biến chứng có thể xảy ra.

    Bước 3: Gây tê

    Gây tê với mục đích trấn an tâm lý, hạn chế tối đa cảm giác đau nhức cho bệnh nhân. Điều này giúp cho quá trình nhổ răng diễn ra an toàn và thuận lợi hơn.

    Bước 4: Tiến hành nhổ răng

    Bước tiếp theo của quy trình nhổ răng là bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng răng, bác sĩ sẽ thực hiện việc nhổ toàn bộ hoặc từng phần.

    Bước thứ 4 của quy trình nhổ răng là bác sĩ tiến hành nhổ răng ra khỏi hàm

    Bước 5: Khâu và đóng vết thương

    Sau khi hoàn thành nhổ răng, bác sĩ làm sạch khoang miệng của bạn bằng nước sạch rồi cho bạn cắn một miếng bông nhỏ để cầm máu và tiến hành khâu vết thương. Sau khi thực hiện xong, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ở lại phòng nha khoa để theo dõi trong vòng 30 phút.

    Bước 5: Kê thuốc, hướng dẫn chăm sóc răng tại nhà

    Bác sĩ kê thuốc giảm đau, kháng viêm, dặn lịch tái khám và hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng trước khi ra về. Bạn cần ghi nhớ và thực hiện đúng lịch tái khám để kiểm tra tình trạng liền vết thương sau khi nhổ răng.

    Những điều bạn cần lưu ý trước và sau khi nhổ răng

    Để đảm bảo an toàn, hiệu quả và hạn chế đối đa biến chứng khi nhổ răng, bạn cần quan tâm đến những điều trước khi nhổ răng nên làm gì và lưu ý sau khi nhổ răng như sau:

    Trước khi nhổ răng nên làm gì

    Trước khi nhổ răng nên làm gì để đảm bảo hiệu quả của quá trình nhổ răng, bạn cần lưu ý các vấn đề sau: 

    • Cần phải đảm bảo tâm lý thoải mái. Cảm giác lo lắng và căng thẳng có thể ảnh hưởng đến quá trình nhổ răng, vì vậy, tâm trạng thoải mái rất quan trọng.

    Điều quan trọng của vấn đề trước khi nhổ răng nên làm gì đó chính là chuẩn bị và giữ tinh thần thoải mái

    • Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát về sức khỏe của bạn trước khi nhổ răng vì vậy bất kỳ thông tin nào về vấn đề sức khỏe hay bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, thai kỳ hoặc kinh nguyệt cần được thông báo cho bác sĩ. 

    • Thời điểm thích hợp để nhổ răng là vào đầu buổi sáng hoặc đầu buổi chiều sau khi ăn, giúp bác sĩ theo dõi tốt tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng.

    Lưu ý sau khi nhổ răng

    Những lưu ý sau khi nhổ răng cũng rất quan trọng giúp ngăn ngừa biến chứng và mau lành vết thương:

    Chườm lạnh

    Chườm lạnh có tác dụng giảm sưng và hiệu quả. Bạn có thể lấy một ít lạnh bỏ vào một chiếc khăn mềm, sau đó chườm lên vùng da bên ngoài nơi bị sưng trong khoảng 2-3 phút rồi bỏ ra. Thực hiện liên tục trong khoảng 10-15 phút sẽ giúp giảm sưng và đau ngay lập tức.

    Một trong những lưu ý sau khi nhổ răng là bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng và đau

    Chườm nóng

    Từ ngày thứ hai trở đi, áp dụng chườm nóng sẽ có hiệu quả tốt hơn. Chuẩn bị nước ấm và khăn mềm, ngâm khăn vào nước ấm và chườm trực tiếp lên vùng má ngoài bị sưng. Thực hiện khoảng 2-3 phút và lặp lại trong khoảng 10-15 phút.

    Dùng thuốc giảm đau

    Để giảm đau và sưng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng và cách sử dụng do bác sĩ hướng dẫn, tránh tự ý sử dụng hoặc sử dụng quá liều không theo chỉ định vì điều này có thể làm chậm quá trình phục hồi và gây ra tác dụng phụ.

    Vệ sinh răng miệng

    Trong thời gian 8-12 giờ đầu, bạn hãy làm sạch khoang miệng bằng nước lọc sau khi ăn vì vết thương còn mới và nhạy cảm. Sau một ngày, bạn có thể sử dụng bàn chải răng, nhưng hãy chọn bàn chải có lông mềm và chải nhẹ nhàng ở vùng nhổ răng, tránh tác động quá mạnh.

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng

    Chú ý chế độ ăn uống

    Sau nhổ răng, tránh ăn uống trong 2 giờ đầu. Ngày đầu tiên, bạn nên ăn cháo và uống sữa. Sau 1 tuần, bạn có thể ăn thực phẩm mềm, cắt nhỏ thịt và hạn chế nhai ở vùng nhổ răng. Bạn cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng từ thực phẩm giàu vitamin, canxi và tránh thức ăn cứng, dai, cay, nóng, lạnh hoặc nhiều đường.

    Xem thêm: Nhổ Răng Bị Sốt Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Như Thế Nào?

    Những thông tin trên Guva Dental đã phần nào đã giải đáp cho bạn các câu hỏi nhổ răng là gì, khi nào nên và không nên nhổ răng, quy trình nhổ răng chuẩn như thế nào, trước khi nhổ răng nên làm gì và những lưu ý sau nào răng là gì. Nhổ răng là kỹ thuật đơn giản nhưng có thể để lại hậu quả và biến chứng đáng kể nên nếu bạn gặp các vấn đề về răng và cần nhổ răng thì nên được thăm khám và chỉnh định của bác sĩ nha khoa. Để được tư vấn kỹ hơn, bạn có thể để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ giải đáp tận tình cho bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva