Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Trẻ 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không?

Trẻ 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không?

    Đa số trẻ 15 tuổi đều đã thay hết răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Chính vì vậy nhiều ba mẹ lo lắng trẻ 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không, khi nào trẻ cần nhổ răng, chế độ chăm sóc và lưu ý sau khi nhổ răng như thế nào. Để hiểu rõ các vấn đề này, ba mẹ có thể tham khảo một số thông tin dưới đây.

    Khi nào trẻ 15 tuổi cần nhổ răng?

    Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ 15 tuổi nhổ răng có mọc lại hay không, ba mẹ cần hiểu rõ khi nào trẻ cần nhổ răng, tránh trường hợp nhổ răng không cần thiết, ảnh hưởng đến ngoại hình, khả năng ăn nhai, sự tự tin và phát âm của con.

    Nhiều ba mẹ lo lắng trẻ 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không?

    Các chuyên gia nha khoa cho biết 15 tuổi là độ tuổi cuối cùng của quá trình thay răng sữa. Mặc dù có một số trẻ chưa hoàn tất quá trình này nhưng không đáng kể. Thay vào đó, tỉ lệ cao trẻ 15 tuổi cần phải nhổ răng là do:

    Nhổ răng mọc ngầm, mọc lệch

    Răng mọc ngầm, mọc lệch là một trong những trường hợp cần phải nhổ nếu ảnh hưởng quá nhiều đến các răng xung quanh và chức năng của hàm. Nhổ răng mọc ngầm, mọc lệch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng và giữ hàm cân đối.

    Nhổ răng mọc ngầm cũng thường gặp ở trẻ 15 tuổi

    Sâu răng nặng, viêm tủy răng nghiêm trọng

    Trẻ 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Trong trường hợp nhổ răng do sâu răng hoặc để viêm tủy nặng xảy ra ở răng sữa, trẻ vẫn có khả năng mọc lại răng mới. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ còn răng sữa ở độ tuổi này khá thấp nên nếu con đã mọc răng vĩnh viễn, ba mẹ nên nhắc nhở, hướng dẫn con bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, đánh răng đều đặn 2 lần/ngày.

    Sâu răng nặng hoặc viêm tủy răng nghiêm trọng cần phải nhổ răng

    Niềng răng chỉnh nha

    Đối với trẻ 15 tuổi cần niềng răng chỉnh nha thì việc nhổ răng để tạo khoảng trống cho quá trình dịch chuyển răng là điều cần thiết. Tuy nhiên không phải trẻ nào chỉnh nha cũng phải nhổ răng, chỉ những bé có răng mọc quá lệch hoặc răng mọc không chỉnh nha được mới phải nhổ răng để hỗ trợ điều chỉnh các răng còn lại.

    Một số trường hợp niềng răng chỉnh nha cũng cần nhổ răng

    Răng bị gãy, vỡ

    Các trường hợp trẻ bị chấn thương dẫn đến gãy răng, sót lại chân răng hoặc răng bị nứt vỡ nghiêm trọng thì việc nhổ răng cũng cần được tiến hành nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, hôi miệng, viêm nướu chân răng, sâu răng, đau nhức răng…

    Nhìn chung, đa phần các trường hợp nhổ răng ở tuổi 15 đều do nguyên nhân cụ thể, bao gồm cả khách quan và chủ quan. Ở độ tuổi này, trẻ còn rất ít, thậm chí không còn răng sữa nên phần lớn răng nhổ bỏ đều là răng vĩnh viễn. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

    Trẻ em 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không?

    Nhiều phụ huynh khi con phải nhổ răng đều lo lắng rằng trẻ 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không. Dựa trên các tài liệu nghiên cứu về nha khoa và khảo sát thực tế có đến 95% trẻ em 15 tuổi đã hoàn tất quá trình thay răng sữa thành răng vĩnh viễn, điều này có nghĩa là nếu trẻ cần nhổ răng, ba mẹ phải xem xét thận trọng.

    Thời gian trẻ bắt đầu thay răng sữa vào khoảng 6 tuổi, quá trình này thường kéo dài cho đến khi trẻ 13 tuổi hoặc có khi 14 tuổi, chỉ có khoảng 3 – 5% trẻ em 15 tuổi vẫn đang trong quá trình thay răng sữa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc trẻ 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không.

    Đối với những trẻ đã hoàn tất quá trình thay răng sữa thành răng vĩnh viễn, khi nhổ răng sẽ không thể mọc lại răng mới. Lúc này, ba mẹ nên tìm hiểu các phương án thay thế răng cho trẻ như trồng răng implant hoặc hàm giả tháo lắp.

    Khi nhổ bỏ răng vĩnh viễn, ba mẹ có thể dùng phương pháp trồng răng implant để thay thế răng mới cho trẻ

    Hàm giả tháo lắp cũng là một sự lựa chọn thay thế răng cho trẻ

    Với những trẻ đang trong quá trình thay răng sữa và cần nhổ răng sữa, răng mới sẽ mọc lại là răng vĩnh viễn. Khi đó, ba mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc sau nhổ răng đúng cách là được.

    Vì răng hàm số 6 và số 7 không thay đổi suốt cuộc đời, nếu gãy hai răng này, trẻ sẽ không có khả năng mọc lại răng mới. Nếu răng của trẻ có dấu hiệu lung lay, gãy, nứt vỡ do chấn thương, ba mẹ cần đưa trẻ đến nha khoa để được sơ cứu, chẩn đoán rõ hơn cũng như được xử lý, điều trị kịp thời.

    Nên chăm sóc như thế nào sau khi nhổ răng?

    Ngoài việc quan tâm đến việc trẻ 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không, ba mẹ cũng cần hiểu rõ cách chăm sóc sau khi nhổ răng để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng lâu dài đến trẻ. Khi trẻ phải nhổ răng, bất kể là răng sữa hay răng vĩnh viễn, ba mẹ cần chăm sóc cẩn thận theo những lưu ý sau khi nhổ răng:

    Vệ sinh răng miệng

    • Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, trẻ không nên đánh răng, chỉ nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng.

    • Hạn chế khạc, dùng lưỡi ấn, chạm vào chỗ mới nhổ răng.

    • Chải răng nhẹ nhàng, tránh động vào vết thương.

    • Kết hợp súc miệng bằng nước muối và ngậm nước muối giúp giảm vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm.

    Chế độ ăn uống

    • Những ngày đầu sau nhổ răng, khi ăn uống ba mẹ cần nhắc trẻ nhẹ nhàng, không tác động mạnh vào vùng răng vừa nhổ.

    • Trong thời gian vết thương nhổ răng chưa lành hẳn, ba mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn món ăn mềm như sữa, cháo, súp, sinh tố dinh dưỡng…

    Ba mẹ cần chú ý chế độ ăn uống cho trẻ sau khi nhổ răng

    • Tăng cường rau củ quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp vết thương mau lành, bổ sung thức ăn giàu vitamin D và canxi để tăng cường khỏe răng và nướu.

    • Hạn chế ăn món cứng, nóng, cay và đồ uống có ga trong 1 - 2 tuần sau khi nhổ răng để tránh làm tổn thương vùng răng vừa nhổ.

    Dùng thuốc

    Tuân thủ việc uống thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn từ bác sĩ giúp trẻ giảm đau và viêm, giúp vết thương mau lành, đảm bảo sức khỏe của vùng răng và nướu trong quá trình phục hồi.

    Một số lưu ý khi trẻ 15 tuổi cần nhổ răng

    Dưới đây là những điều ba mẹ cần lưu ý khi nhổ răng cho trẻ 15:

    Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

    Trước khi nhổ răng, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ bằng cách giải thích về quá trình nhổ răng và những điều diễn ra sau đó. Trẻ cần biết rằng nhổ răng là một quy trình y tế bình thường và không đáng sợ.

    Ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi nhổ răng

    Gây tê hoặc gây mê cho trẻ khi nhổ răng

    Trẻ cần được gây mê hoặc gây tê cục bộ trước khi nhổ răng. Gây mê sẽ giúp trẻ không cảm thấy đau trong quá trình nhổ răng. Gây tê cục bộ sẽ giúp trẻ giảm đau sau khi nhổ răng.

    Chăm sóc sau khi nhổ răng

    Sau khi nhổ răng, trẻ cần được chăm sóc tốt. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách chăm sóc vùng răng nhổ, bao gồm súc miệng bằng nước muối ấm, uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ và tránh ăn thức ăn cứng, dai.

    Xem thêm: Sau Nhổ Răng Nên Ăn Gì Để Cho Mau Lành?

    Như vậy, đa số trẻ 15 tuổi đều đã thay hết răng sữa thành răng vĩnh viễn nên câu trả lời cho thắc mắc 15 tuổi nhổ răng có mọc lại không thì có thể là không mọc. Chỉ một số ít trẻ 15 tuổi còn răng sữa thì mới có khả năng mọc lại răng mới. Vì vậy khi nhổ răng cho trẻ ba mẹ phải hết sức thận trọng và cần có ý kiến chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra ba mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ chăm sóc và ăn uống cũng như những lưu ý sau khi nhổ răng cho trẻ để giúp vết thương mau lành và tránh nhiễm trùng.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva