Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Những điều quan trọng cần lưu ý khi niềng răng?

Những điều quan trọng cần lưu ý khi niềng răng?

    Niềng răng là phương pháp phổ biến giúp khắc phục tình trạng răng mọc thưa thớt, chen chúc, lộn xộn, khấp khểnh... trong thời gian khá dài từ 18 – 24 tháng đối với những trường hợp thông thường hoặc có thể cần đến 36 tháng đối với các trường hợp phức tạp hơn. Vì vậy, để đạt hiệu quả niềng răng tối ưu, an toàn và nhanh chóng bạn cần lưu ý khi niềng răng những điều quan trọng dưới đây!

    Lưu ý trước khi niềng răng

    Niềng răng không chỉ vì ngoại hình

    Bạn cần hiểu rằng niềng răng chỉnh nha không chỉ nhằm mục đích làm đẹp cho răng mà còn giúp đưa răng về đúng vị trí và cải thiện khả năng ăn nhai, mang lại nụ cười đẹp cho những bạn gặp vấn đề về răng lệch, răng xô đẩy, răng chen chúc hoặc răng sai khớp cắn. Trước khi thực hiện niềng răng, việc kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng và vị trí của các răng, cả răng đã mọc và răng chưa mọc (răng khôn) vô cùng quan trọng để bác sĩ nha khoa có thể lập kế hoạch và lộ trình điều trị phù hợp riêng biệt cho từng cá nhân.

    Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp

    Trong quá trình niềng răng, việc lựa chọn phương pháp niềng răng là một điều rất quan trọng. Hiện nay, có các phương pháp niềng răng như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài mặt trong và niềng răng trong suốt. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cũng như khác biệt về mức giá, thời gian thực hiện... Tùy vào tình trạng răng, điều kiện tài chính và tính chất công việc của mỗi người mà bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phù hợp nhất. Điều này không chỉ đảm bảo hiệu quả niềng răng, hạn chế các hậu quả của niềng răng mà còn giúp bạn yên tâm với khả năng chi trả của mình.

    Phương pháp niềng răng mắc cài

    Lựa chọn cơ sở nha khoa và bác sĩ uy tín

    Một lưu ý khi niềng răng khác là lựa chọn cơ sở nha khoa và bác sĩ uy tín. Bác sĩ nha khoa chuyên môn giỏi, tay nghề cao, cùng sự hỗ trợ của các máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo ca niềng răng đạt hiệu quả như mong đợi. Đó là lý do tại sao bạn cần chọn một cơ sở nha khoa đáng tin cậy để tiến hành niềng răng. Điều này không chỉ giúp cho quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ mà còn giúp hạn chế được các rủi ro, biến chứng và hậu quả của niềng răng có thể xảy ra.

    Tuân thủ lộ trình chỉnh nha và lời dặn của bác sĩ

    Thời gian niềng răng kéo dài từ 1.5 - 2 năm hoặc lâu hơn đòi hỏi bạn phải tuân thủ đúng lộ trình cũng như chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến những hậu quả của niềng răng như răng dịch chuyển chậm hoặc sai vị trí, viêm nướu hay sâu răng do vệ sinh không đúng cách.

    Đối với phương pháp niềng răng trong suốt bạn cần tuân thủ việc đeo khay niềng trong ít nhất 22 giờ mỗi ngày là rất quan trọng. Bạn không nên tự ý tháo và không đeo khay niềng trong thời gian dài vì điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chỉnh răng, có thể khiến răng dịch chuyển sai vị trí và khi đeo khay trở lại thì khay sẽ không còn phù hợp với hàm răng.

    Độ tuổi niềng răng

    Trong thời buổi hiện đại, việc chỉnh nha niềng răng không còn dành riêng cho trẻ em và người trẻ tuổi. Bất kỳ ai cũng có thể niềng răng miễn là họ tuân thủ theo kế hoạch điều trị và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách của bác sĩ nha khoa. Vấn đề quan trọng bạn cần lưu ý khi niềng răng là tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa trước khi thực hiện để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

    Mất răng có ảnh hưởng đến việc niềng răng hay không?

    Mất răng có ảnh hưởng đến việc niềng răng hay không phụ thuộc vào vị trí răng bị mất của bạn. Trong một số trường hợp, mất răng có thể làm gia tăng thời gian niềng răng dù không đáng kể hoặc có thể cần nhổ thêm răng để điều chỉnh sự cân đối của số lượng răng cần được điều chỉnh. Tuy nhiên, những trường hợp này thường không phổ biến.

    Có trường hợp cần nhổ bớt răng

    Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ quyết định việc nhổ răng khi niềng răng đối với những trường hợp sau đây:

    • Răng hô hoặc móm nặng: khi phần răng trồi hoặc lún quá nhiều việc nhổ bớt răng sẽ tạo ra khoảng trống để các răng di chuyển về vị trí phù hợp với khớp cắn và thẩm mỹ hơn.

    • Răng mọc lệch hoặc chen chúc do khung hàm quá nhỏ không đủ chỗ cho các răng.

    • Nhổ răng khôn: Thông thường, răng khôn (răng số 8) thường gây nhiều trở ngại khi niềng răng, đặc biệt là khi răng khôn mọc lệch. Nếu trong quá trình chẩn đoán phát hiện răng khôn có thể gây nguy hiểm, bác sĩ sẽ quyết định nhổ để niềng răng đạt kết quả tốt nhất.

    Khi niềng răng hô có thể cần phải nhổ răng để niềng

    Lưu ý trong quá trình niềng răng

    Chế độ ăn uống hợp lý

    Trong quá trình niềng răng, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và hạn chế một số loại thực phẩm là đặc biệt quan trọng để giúp bạn tránh sụt cân, bị hóp má, tránh hư hỏng mắc cài và các bệnh lý răng miệng. Bạn cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trong suốt thời gian đeo niềng, chú ý sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nhai và cắt nhỏ thức ăn vừa miệng ở giai đoạn đầu khi răng còn đau nhức.

    Khi đã quen với chế độ ăn uống bình thường, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai để tránh làm hỏng mắc cài. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ăn kẹo cao su và thực phẩm có hàm lượng đường cao để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

    Cần có chế độ ăn uống hợp lý khi niềng răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng và cơ thể

    Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách

    Một điều quan trọng bạn cần lưu ý khi niềng răng là chăm sóc răng miệng đúng cách. Khi đeo niềng, thức ăn dễ bám và hình thành các mảng trên mắc cài và dây cung làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và sâu răng, có thể ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả niềng răng.

    Sau mỗi bữa ăn, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch thức ăn giữa các răng và các khí cụ niềng răng. Khi đánh răng, bạn cần sử dụng bàn chải lông mềm và bàn chải kẽ để loại bỏ cặn thức ăn một cách tối ưu, sử dụng kem đánh răng có chứa flo để tái tạo men răng và giảm tình trạng ê buốt và sử dụng nước súc miệng để tăng cường hiệu quả làm sạch răng miệng.

    Tuân thủ lịch tái khám định kỳ

    Trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ sắp xếp lịch hẹn kiểm tra răng định kỳ cho bạn vì vậy bạn cần tuân thủ lịch hẹn này để bác sĩ có thể theo dõi và thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lực kéo của mắc cài hoặc việc thay đổi khay chỉnh nha tùy vào phương pháp niềng răng cụ thể mà bạn đang áp dụng. Thông thường, niềng răng bằng mắc cài yêu cầu lịch thăm khám thường xuyên hơn, trung bình là 4 tuần 1 lần.

    Tuân thủ lịch tái khám định kỳ để kiểm tra và điều chỉnh khí cụ niềng răng

    Xử lý một số vấn đề thường gặp khi niềng răng

    Khi sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài sứ hoặc niềng răng mắc cài kim loại, bạn có thể gặp phải tình trạng nhạy cảm trong khoảng thời gian 24-48 giờ sau khi lắp mắc cài. Trong trường hợp nhạy cảm kéo dài hơn 3 ngày mà không có dấu hiệu giảm, bạn nên báo cho bác sĩ nha khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời.

    Má và môi cũng có thể bị rách hoặc tổn thương nếu mắc cài bị lỏng hoặc vỡ. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra khi bạn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và có chế độ chăm sóc răng miệng cẩn thận tuy nhiên bạn cũng cần cẩn thận và lưu ý khi niềng răng vì nếu bạn chải răng quá mạnh hoặc nhai thức ăn cứng mắc cài có thể bị lỏng hoặc vỡ. Thông thường, mắc cài sứ dễ vỡ hơn mắc cài kim loại. Khi mắc cài bị lỏng hoặc võ, bác sĩ có thể bỏ mắc cài cũ và thay thế bằng mắc cài mới.

    Nếu mắc cài bị lỏng hoặc vỡ thì có thể cần phải thay mắc cài mới

    Đối với niềng răng trong suốt, nướu và môi có thể bị trầy xước hoặc kích thích khi mới đeo khay niềng. Tương tự như niềng răng mắc cài, nếu triệu chứng không giảm sau 3 ngày, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ. Khi chuyển từ khay niềng cũ sang khay niềng mới, bạn có thể cảm thấy không thoải mái nhưng điều này thường không kéo dài. Ngoài ra, khay niềng trong suốt có thể làm tăng tiết nước bọt hoặc gây khô miệng vì vậy cần tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi sử dụng.

    Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng

    Sau khi hoàn thành quá trình niềng răng và tháo niềng nếu không có sự can thiệp thêm thì răng có thể di chuyển về lại vị trí ban đầu, đặc biệt là đối với những người cần niềng răng răng do cấu trúc xương hàm và xương chân răng, người bị hô vẫn có thể đối mặt với nguy cơ hô trở lại hoặc các tình trạng tương tự khác có thể xảy ra.

    Để giải quyết vấn đề này, bạn cần lưu ý khi niềng răng là tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và đeo hàm duy trì, không tự ý tháo hàm duy trì để tránh những vấn đề hoặc hậu quả không mong muốn xảy ra. Bạn cần tuân thủ lịch hẹn tái khám định kỳ của bác sĩ để khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra bác sĩ có thể tư vấn và can thiệp kịp thời.

    Cần đeo hàm duy trì theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả niềng răng

    Xem thêm: Động Lực Niềng Răng: Trở Nên Điển Trai Hơn

    Niềng răng là một quá trình lâu dài đòi hỏi bạn cần lưu ý khi niềng răng trước, trong và sau niềng để đảm bảo hiệu quả niềng răng cao nhất cũng như tránh được các hậu quả của niềng răng. Để tìm hiểu thêm về quá trình niềng răng, bạn có thể để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ liên hệ và tư vấn tận tình cho bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva