Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Những người nào không nên niềng răng, chỉnh nha thẩm mỹ?

Những người nào không nên niềng răng, chỉnh nha thẩm mỹ?

    Niềng răng là một giải pháp phổ biến để khắc phục các khuyết điểm như răng hô, móm, giúp bạn sở hữu nụ cười tỏa sáng và khôi phục chức năng ăn nhai của răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp niềng răng, chỉnh nha. Trong bài viết sau đây Guva sẽ chia sẻ một số thông tin về những người không được niềng răng để tránh những hậu quả nghiêm trọng. 

    Các phương pháp chỉnh nha được biết đến hiện nay

    Niềng răng cố định và tháo lắp là 2 phương pháp niềng răng phổ biến

    Có nên niềng răng hay không? Trong các phương pháp niềng răng, về cơ bản có thể hiểu niềng răng là một phương pháp sử dụng các khí cụ chuyên dụng để sắp xếp, đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trước khi quyết định phương pháp phù hợp. Niềng răng là phương pháp chỉnh nha chỉ áp dụng cho các vấn đề như sai lệch răng, khớp cắn không cân đối, hàm không tương quan. Từ đó, khắc phục những khiếm khuyết trên gương mặt, nâng cao tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt hơn. 

    Niềng răng là cả một quá trình dài tiêu tốn nhiều thời gian và công sức cũng như một khoản chi phí kha khá tùy theo tình trạng răng. Trung bình thời gian dành cho việc niềng răng kéo dài từ 1-2 năm, thậm chí lên đến 3 năm hoặc hơn nếu mức độ sai lệch quá nặng. Thời gian niềng răng ở mỗi khách hàng là khác nhau, đồng thời cũng phụ thuộc tay nghề điều trị của bác sĩ và phương pháp chỉnh nha lựa chọn.

    Hiện nay, trong phương pháp chỉnh nha được chia làm 2 loại chính: niềng răng cố định và niềng răng tháo lắp. Niềng răng cố định bao gồm các dạng: mắc cài kim loại thường, mắc cài kim loại tự đóng, mắc cài pha lê, mắc cài sứ, mắc cài sứ tự đóng, mắc cài mặt lưỡi. Niềng răng tháo lắp sử dụng các khay răng đã được tinh chỉnh phù hợp với răng của bạn trong suốt quá trình niềng và có thể tháo ra lắp vào một cách dễ dàng. Mỗi phương pháp đều sẽ mang lại  ưu nhược điểm riêng cũng như hiệu quả và thời gian điều trị khác nhau. 

    Tuy nhiên, cũng sẽ có những người không nên niềng răng, chỉnh nha. Do đó, nếu nhận thấy răng sai lệch cần phải thăm khám thật kỹ để có thể xác định bạn có thuộc trong nhóm những trường hợp nào không được niềng răng. Bởi các trường hợp này không nhưng chẳng mang đến hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe răng miệng. 

    Lựa chọn niềng răng trong những trường hợp nào?

    Niềng răng mang lại hiệu quả đối với các trường hợp nào?

    Cải thiện các khuyết điểm của răng sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cũng như cải thiện các chức năng của răng. Để khắc phục tình trạng này một cách hoàn hảo đó chính là niềng răng, chỉnh nha. Tuy nhiên, niềng răng không phù hợp với tất cả mọi người, mà chỉ được chỉ định cho những trường hợp cụ thể. Sau đây là các trường hợp được chỉ định niềng răng:

    • Răng hô: Răng hàm trên nhô ra phía trước, gây mất cân đối khuôn mặt, cười hở nướu, và ảnh hưởng đến khớp cắn

    • Răng móm: Răng hàm dưới chìa ra phía trước và phủ ngoài răng hàm trên, gây mất cân đối khuôn mặt, khó ăn nhai, và ảnh hưởng đến khớp cắn

    • Răng khấp khểnh: Răng mọc lệch lạc, chèn ép nhau, gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng, và ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười

    • Răng thưa: Răng mọc cách xa nhau, không sát khít, gây mất thẩm mỹ nụ cười, và có thể làm thức ăn dễ bị kẹt giữa các kẽ răng

    • Khớp cắn sâu: Răng hàm dưới lọt thỏm và khuất sâu vào trong răng hàm trên, gây khó ăn nhai, và có thể làm tổn thương nướu

    • Khớp cắn hở: Răng hàm trên và hàm dưới không cắn khít vào nhau, gây khó ăn nhai, và có thể làm lộ đầu lưỡi khi giao tiếp

    • Khớp cắn chéo: Răng hàm trên và hàm dưới chia thành nhiều nhóm thò thụt khác nhau, gây mất đối xứng và cân đối của hai hàm răng

    • Khớp cắn đối đầu: Răng cửa hàm trên và hàm dưới chạm đỉnh răng vào nhau, gây khó ăn nhai, và có thể làm mòn răng cửa

    • Mất răng: Răng bị mất do tai nạn, bệnh lý, hay tuổi già, gây xô lệch vị trí của các răng còn lại, và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm, và thẩm mỹ nụ cười.

    • Răng xếp chồng lên: Răng mọc sai vị trí, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ nụ cười. 

    Những người không nên niềng răng thẩm mỹ

    Đối với những người có khớp cắn răng bị lệch thì niềng răng chính là giải pháp lại hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp người không nên niềng răng mà phải can thiệp thẩm mỹ để chỉnh hàm hoặc điều trị bệnh lý dứt điểm trước khi niềng răng. Dưới đây là những trường hợp cần phải xem xét, cân nhắc kỹ trước khi bạn quyết định có niềng răng hay không. 

    Trường hợp nha chu răng miệng quá nặng

    Những người không nên niềng răng phải kể đến trường hợp mắc bệnh nha chu. Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nướu mãn tính làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Dẫn đến tình trạng tụt nướu và tiêu xương ổ răng dẫn đến răng yếu dần. Đồng nghĩa với việc chân răng không còn vững chắc nữa. Đây là một bệnh lý về răng miệng khác nghiêm trọng bởi viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng. 

    Bản chất của niềng răng là tác động lực tác động lên chân răng trong một thời gian dài giúp dịch chuyển răng. Vậy nên, lúc này các răng bị nha chu sẽ không thể phát huy tác dụng,  còn dẫn đến răng bị lung lay và mất vĩnh viễn. 

    Trường hợp răng đã được bọc sứ cần phải cân nhắc kỹ trước khi niềng răng

    Nếu răng đã bọc sứ cần phải cân nhắc trước khi thực hiện niềng răng

    Răng đã bọc sứ thì có niềng răng được hay không là hỏi được nhiều người quan tâm. Tuỳ thuộc vào sức khoẻ răng miệng của từng người mà các trường hợp răng bọc sứ thể niềng được hoặc không. Nếu bạn muốn niềng răng khi bọc răng sứ cần xem xét thật kỹ lưỡng, bởi khi kéo lực của niềng sẽ khiến răng sứ dễ bị bật ra ngoài nếu như răng sứ không được gắn chặt. 

    Ngoài ra, răng sứ có độ bóng và nhẵn nhất định ở mặt ngoài nên không có độ bám dính tốt như răng thật. Do đó, gắn mắc cài lên răng sứ để tác động lực niềng răng không mang lại hiệu quả. 

    Trường hợp tình trạng răng và xương hàm quá yếu

    Trong số những người không nên niềng răng, đây là trường hợp khá đặc biệt vì cấu trúc và nền tảng xương hàm yếu do cơ địa của mỗi người khác nhau. 

    Để thực hiện phương pháp niềng răng yêu cầu bạn phải có một xương hàm khỏe mạnh là điểm tựa để kéo và dịch chuyển răng một cách an toàn và hiệu quả. Nếu như vẫn có thể dịch chuyển thì cũng không thể duy trì lâu dài, răng sẽ nhanh bị chạy lại về vị trí cũ do các yếu tố liên quan đến quá trình nhai nghiền thức ăn cũng như tác động bên trong và ngoài.

    Trường hợp đang mắc phải các bệnh lý toàn thân

    Bác sĩ khuyên không nên thực hiện niềng răng đối với những người mắc phải một số bệnh lý như động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, tiểu đường, ung thư máu,.... Tình trạng cơ thể hiện tại của các bệnh nhân này có hệ miễn dịch rất kém, không còn khả năng chống lây nhiễm, các vết thương khó lành, khiến nhiễm trùng nặng hơn. 

    Ngoài ra, trong quá trình niềng các dây cung sẽ siết chặt răng gây nên các cơn đau nhức, có thể gây nên nhiều vấn đề nguy hiểm cho tính mạng đối với các trường hợp mắc bệnh về tim như khó thở, tim đập nhanh, suy tim,… hay có thể bộc phát cơn động kinh bất cứ lúc nào. 

    Trường hợp răng đã gắn implant cần phải xem xét trước khi niềng răng

    Răng đã được cấy ghép implant cần phải cân nhắc trước khi thực hiện niềng răng

    Trường hợp răng đã thực hiện cấy ghép implant thì cũng nằm trong trường hợp cần phải cân nhắc trước khi niềng răng. Khi tiến hành một lực kéo siết niềng mạnh sẽ có khả năng làm lung lay chân giả, độ chắc và tích hợp của trụ implant vào xương hàm lớn cũng có thể khiến lực kéo chỉnh nha không hiệu quả. 

    Xem thêm: Niềng Răng Ăn Được Những Gì? 5 Lưu Ý Giúp Ăn Uống Thoải Mái Hơn

    Với những thông tin mà Guva đã chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp mọi người nắm được những người không được niềng răng. Nếu gặp phải những vấn đề vướng mắc về niềng răng cũng như sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé. 

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva