Những trường hợp nên và không nên bọc răng sứ

    Bọc răng sứ đang là phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn để khắc phục các tình trạng: răng sâu, răng ố vàng, mọc thưa,... Tuy nhiên, liệu bạn đã biết những trường hợp nào nên và không nên bọc răng sứ chưa? Cùng nha khoa Guva tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

    Những trường hợp nên bọc răng sứ

    Răng xỉn màu, ố vàng

    Răng bị ố vàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: hút thuốc lá, không vệ sinh răng miệng kỹ, uống cà phê thường xuyên,... Nếu bạn đã dùng nhiều phương pháp tẩy trắng nhưng không hiệu quả thì có thể thực hiện bọc răng sứ để có hàm răng trắng sáng, nụ cười tự tin.

    Răng ố vàng, xỉn màu là trường hợp nên bọc răng sứ

    Răng bị mẻ, vỡ nhẹ

    Tình trạng răng mẻ, vỡ chỉ với diện tích nhỏ, bạn có thể bọc răng sứ để khôi phục lại hình thái của răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

    Răng bị hô, vẩu nhẹ

    Bọc răng sứ cũng có thể giúp bạn khắc phục tình trạng răng bị hô, vẩu mức độ nhẹ. Nha sĩ sẽ mài bớt phần men răng chìa ra bên ngoài rồi làm răng sứ ép vào để đều với những răng còn lại.

    Răng mọc thưa, bị hở kẽ

    Tình trạng răng mọc thưa, có kẽ hở khiến nhiều bạn tự ti khi mỉm cười, nói chuyện,... Lúc này, bọc răng sứ là một giải pháp hữu ích giúp bạn khắc phục nhược điểm, đem đến hàm răng đều đặn, trắng sáng.

    Răng bị thưa có thể khắc phục bằng cách bọc răng sứ

    Răng bị sâu nhưng chân răng chưa bị ảnh hưởng

    Trả lời cho câu hỏi “Răng bị sâu có nên bọc răng sứ không?”, đó là nếu tình trạng răng bị sâu nhưng chân răng vẫn vững chắc thì bạn có thể thực hiện bọc răng sứ để bảo vệ chân răng bên trong, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập làm răng sâu nặng hơn.

    Những trường hợp không nên bọc răng sứ

    Lệch khớp cắn nghiêm trọng

    Bọc răng sứ có thể giúp bạn khắc phục tình trạng lệch khớp cắn nhẹ. Tuy nhiên, đối với những người đang bị lệch khớp cắn nghiêm trọng thì không thể thực hiện bọc răng sứ được, do việc mài cùi răng sẽ gây tổn thương đến cấu trúc răng, không đem lại kết quả như mong muốn.

    Sau khi đã xác định được mức độ lệch khớp cắn, nha sĩ sẽ tư vấn một số phương pháp điều chỉnh khớp cắn như: niềng răng, phẫu thuật xương hàm,... tùy thuộc vào tình trạng răng, rồi mới có thể bọc răng sứ.

    Tình trạng răng lệch khớp cắn

    Răng bị sâu, viêm nha chu, nhiễm trùng nặng

    Tình trạng răng sâu, viêm nha chu hay nhiễm trùng quá nghiêm trọng đều không thể thực hiện mài cùi để bọc sứ được. Nếu vẫn quyết định bọc sứ, trước hết bạn phải nhổ răng và trồng lại răng giả.

    Răng bị hô, vẩu, móm nặng do xương hàm

    Trường hợp răng bị hô, vẩu, chìa, móm nặng dẫn đến lệch khớp cắn nghiêm trọng, không thể bọc răng sứ được. Gặp phải tình trạng này, nha sĩ sẽ tư vấn bạn những phương pháp chỉnh răng về lại đúng vị trí cung hàm như: niềng răng, phẫu thuật,... tùy vào tình trạng hô, vẩu, móm của bạn nhẹ hay nặng, sau đó mới có thể tiến hành bọc răng sứ.

    Tình trạng răng hô nhẹ

    Răng bị lung lay hoặc gãy, vỡ

    Răng bị lung lay chứng tỏ chân răng của bạn đang bị yếu, việc mài cùi răng sẽ gây tổn thương thêm đến chân răng, do đó khó tiến hành mài cùi răng được.

    Răng bị gãy, vỡ chỉ với diện tích nhỏ thì nha sĩ vẫn có thể tiến hành bọc răng sứ bình thường. Nhưng nếu trường hợp gãy, vỡ nặng ảnh hưởng đến chân răng thì buộc bạn phải thực hiện những phương pháp trồng răng giả như cấy ghép Implant trước khi bọc răng sứ.

    Răng quá nhạy cảm

    Để thực hiện bọc răng sứ, mài cùi răng là quá trình bắt buộc. Nếu bạn có một hàm răng chắc khỏe thì không cần phải lo lắng, 1 - 2 ngày đầu bạn có thể sẽ thấy ê buốt hoặc thậm chí là không cảm thấy gì.

    Tuy nhiên, nếu răng của bạn quá nhạy cảm, việc mài cùi răng sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng, khiến răng càng yếu đi, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai đồng thời gây ra một số bệnh lý về răng miệng.

    Răng quá nhạy cảm sẽ khó thực hiện bọc răng sứ

    Đang mắc một số bệnh lý sức khỏe

    Do quy trình bọc răng sứ sẽ phải gây tê, mài cùi răng nên nếu bạn đang mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch, máu khó đông, bị động kinh,... thì không nên bọc răng sứ vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng sẽ được nha sĩ khuyên không nên áp dụng phương pháp này vì đây là khoảng thời gian cơ thể rất nhạy cảm, hậu quả bọc răng sứ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con cái sau này.

    Trẻ em dưới 17 tuổi

    Đối với trẻ em dưới 17 tuổi, xương và răng chưa phát triển toàn diện, chưa đảm bảo độ cứng chắc nên việc mài cùi răng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tủy răng. Nếu đang ở trong độ tuổi này, bạn có thể tham khảo phương pháp niềng răng để khắc phục những vấn đề: lệch khớp cắn, móm, hô,... đồng thời, chi phí niềng răng cũng sẽ thấp hơn so với giá bọc răng sứ.

    Trẻ em dưới 17 tuổi chưa thể tiến hành bọc răng sứ

    Trên đây là một số trường hợp nên và không nên bọc răng sứ mà bạn cần lưu ý trước khi tiến hành thực hiện phương pháp này. Để có hàm răng bọc sứ đều đặn, chất lượng, bạn có thể liên hệ nha khoa Guva để được tư vấn kỹ hơn về các vấn đề: bọc răng sứ giá bao nhiêu, bọc răng sứ có đau không,... Chúc các bạn có nụ cười rạng ngời, tự tin!

    Đặt lịch hẹn tại Guva Dental ngay hôm nay bạn nhé:

    • Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoa.guvadental 
    • Hotline: 0936 10 30 10
    • Địa chỉ: 193 Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
    • Thời gian làm việc:
      • Thứ 2 - Thứ 7: 8h - 20h
      • Chủ Nhật: 8h - 17h

    Hoặc để lại thông tin theo form bên dưới, tư vấn viên tại Guva Dental sẽ liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

    Nha Khoa Guva 0936 10 30 10 ×
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva