Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Niềng răng có mấy giai đoạn? "Đồng niềng" có biết mình đang ở giai đoạn nào không?

Niềng răng có mấy giai đoạn? "Đồng niềng" có biết mình đang ở giai đoạn nào không?

     

    Niềng răng không còn là phương pháp xa lạ đối với những ai muốn chỉnh nha thẩm mỹ. Tuy nhiên, quá trình niềng răng thường kéo dài đến 2 năm hoặc thậm chí lâu hơn. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn đọc các giai đoạn niềng răng, để bạn dễ dàng xác định được mình đang ở trong giai đoạn nào, hoặc nếu bạn chưa niềng răng cũng có thể chuẩn bị tâm lý trước nhé!

    Quá trình niềng răng mất bao lâu?

    Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thường kéo dài 18 - 24 tháng. Quá trình này sẽ diễn ra với những giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có tác dụng điều chỉnh lần lượt những vấn đề của răng, từ đó tạo nên kết quả cuối cùng là hàm răng đều đặn, khớp cắn chuẩn, tính thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai tốt.

    Việc tìm hiểu các giai đoạn niềng răng và xác định được mình đang trong giai đoạn nào là rất quan trọng với những ai đang niềng răng. Điều này sẽ giúp bạn biết được mình có đang đi đúng lộ trình cơ bản hay không, nên chăm sóc răng như thế nào và còn khoảng bao lâu nữa thì tháo niềng.

    Quá trình niềng răng gồm các giai đoạn khác nhau

    Các giai đoạn niềng răng 

    Quá trình niềng răng cần trải qua các giai đoạn quan trọng sau:

    - Giai đoạn 1: Tư vấn, thăm khám trước khi niềng răng.

    - Giai đoạn 2: Đặt thun tách kẽ, gắn mắc cài.

    - Giai đoạn 3: Dàn đều răng.

    - Giai đoạn 4: Đóng khoảng.

    - Giai đoạn 5: Điều chỉnh khớp cắn.

    - Giai đoạn 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì.

    Giai đoạn 1: Tư vấn, thăm khám trước khi niềng răng

    Đây được xem là giai đoạn tiền chỉnh nha. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn, chụp X-quang để xem xét mức độ sai lệch của răng và khớp cắn hay các bệnh lý khác về răng miệng nếu có.

    Dựa trên kết quả khám tổng quát, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, đồng thời đề xuất phương pháp niềng răng tùy vào kinh phí, nhu cầu của bạn.

    Bạn có thể tìm hiểu phương pháp niềng răng mắc cài sứ:

    Mắc cài sứ: bí quyết để niềng răng vẫn tự tin mỉm cười

    Giai đoạn 2: Đặt thun tách kẽ, gắn mắc cài

    Sau khi bác sĩ và bệnh nhân đã thống nhất phương pháp niềng răng và phác đồ điều trị, bước tiếp theo là tách kẽ và gắn mắc cài.

    Ở giai đoạn này, nha sĩ sẽ đặt thun tách kẽ giúp tạo khoảng trống để gắn band niềng (hay còn gọi là khâu niềng răng). Band niềng đóng vai trò như một điểm tựa cho hệ thống mắc cài hoặc dây thun liên hàm, trên band có móc để gắn dây thun, giúp răng di chuyển đều, hiệu quả.

    Cuối cùng là bước gắn mắc cài cố định lên từng thân răng của bệnh nhân.

    Đặt thun tách kẽ

    Giai đoạn 3: Dàn đều răng

    Đây là giai đoạn mà răng của bạn bắt đầu di chuyển, nhờ vào lực kéo mà khí cụ chỉnh nha tạo ra.

    Bác sĩ sẽ gắn dây cung kết hợp với mắc cài để tạo ra sinh lực, giúp xoay trục thân răng và dàn phẳng cung răng. Lúc này, bạn sẽ dần dần cảm nhận được sự thay đổi vị trí của răng, quá trình này kéo dài khoảng 2 - 4 tháng. 

    Trong trường hợp cung hàm không có đủ chỗ trống để dàn đều răng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ răng hoặc mài kẽ răng.

    Giai đoạn 4: Đóng khoảng

    Đây là giai đoạn sau khi bệnh răng đã nhổ răng. Bác sĩ sẽ tiến hành kéo các răng cửa, răng nanh vào trong để lấp kín khoảng hở của răng đã bị nhổ đi. Đây là giai đoạn quan trọng giúp hàm răng của bạn đều khít vào nhau, đòi hỏi tay nghề của bác sĩ phải dày dặn kinh nghiệm để tránh mắc phải các vấn đề như: thân răng di chuyển nhưng chân răng thì không, bật chân răng ra ngoài,...

    Nếu bạn không nhổ răng thì giai đoạn này không cần đóng khoảng mà chỉ cần điều chỉnh lại từng răng trên cung hàm bằng cách điều chỉnh lực kéo, bẻ dây cung, gắn lại mắc cài,... rồi chuyển qua giai đoạn tiếp theo.

    Giai đoạn đóng khoảng

    Để thực hiện việc đóng khoảng, có 3 phương pháp thường thấy:

    - Sử dụng dây thun: cách này thường được áp dụng khi khoảng hở răng nhỏ, hẹp hoặc răng bị chen chúc, khấp khểnh sau khi đã nhổ răng.

    - Sử dụng minivis: cung cấp lực kéo mạnh hơn, dùng để đóng khoảng trong những ca bị hô, móm.

    - Sử dụng móc kéo: thường được bác sĩ sử dụng trong nhiều trường hợp đóng khoảng, tuy nhiên việc dùng móc kéo dễ gây nên tình trạng khó chịu, vướng víu cho khoang miệng.

    Tùy vào tình trạng răng của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp đóng khoảng phù hợp, có thể áp dụng 1 hoặc nhiều phương pháp trên cùng lúc.

    Giai đoạn 5: Điều chỉnh khớp cắn 

    Sau khi đóng khoảng răng thưa, lúc này khớp cắn vẫn sẽ còn độ chênh lệch nhất định. Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh để đảm bảo răng của bạn có lực ăn nhai tốt nhất có thể.

    Ở giai đoạn này, các nha sĩ sẽ nắn chỉnh cả hàm trên lẫn hàm dưới, tạo ra khớp cắn chuẩn, vừa giúp tạo ra tổng thể cân đối, hài hòa cho nguyên hàm răng vừa giúp điều chỉnh lực nhai tốt hơn.

    Giai đoạn 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

    Đây có lẽ là giai đoạn mà các “đồng niềng” mong chờ nhất trong suốt cả quá trình chỉnh nha.

    Khi răng đã nằm đúng vị trí, đều, đẹp, khớp cắn chuẩn, bệnh nhân vẫn phải chờ đợi thêm vài tháng để răng nằm cố định tại vị trí mong muốn.

    Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại lần cuối cùng để đảm bảo tình trạng răng đã ổn định, sau đó mới tháo niềng và cho bệnh nhân đeo hàm duy trì trong 6 - 12 tháng.

    Hàm duy trì có tác dụng giữ vị trí của các răng, đảm bảo răng không bị di chuyển, chạy lại sau khi tháo niềng.

    Tìm hiểu thêm: Nỗi lo sau khi niềng răng: Cần phải đeo hàm duy trì bao lâu để răng không chạy lại?

    Tháo niềng và đeo hàm duy trì

    Trên đây là chia sẻ của Guva Dental về các giai đoạn niềng răng. Nếu bạn còn những thắc mắc khác liên quan đến quy trình chỉnh nha, hãy để lại thông tin liên hệ để chúng tôi tư vấn và thăm khám kỹ hơn cho từng tình trạng răng miệng cụ thể nhé!

     

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva