Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Nỗi lo sau khi niềng răng: Cần phải đeo hàm duy trì bao lâu để răng không chạy lại?

Nỗi lo sau khi niềng răng: Cần phải đeo hàm duy trì bao lâu để răng không chạy lại?

    Nhiều người vẫn cho rằng sau khi tháo niềng là đã kết thúc trọn vẹn quá trình niềng răng. Tuy nhiên, việc đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng là vấn đề rất quan trọng giúp giữ hiệu quả niềng răng tốt nhất có thể. Cùng Nha khoa Guva tìm hiểu tầm quan trọng của hàm duy trì thông qua bài viết dưới đây nhé!

    Hàm duy trì là gì? 

    Hàm duy trì là một khí cụ chỉnh nha được sử dụng sau khi bệnh nhân đã tháo niềng, có tác dụng giữ răng ổn định, duy trì kết quả niềng răng.

    Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo hàm duy trì nhằm mục đích giữ răng ổn định, không bị chạy lại vị trí ban đầu, đảm bảo việc niềng răng đem lại hiệu quả tốt nhất.

    Đeo hàm duy trì là giai đoạn sau khi kết thúc niềng răng

    Các loại hàm duy trì phổ biến hiện nay

    - Hàm duy trì cố định

    Phương pháp này sử dụng dây duy trì gắn vào bên trong răng bằng Composite, giúp giữ răng cố định liên tục.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này vì còn tùy thuộc vào tình trạng khớp cắn của mỗi người. Bên cạnh đó, nếu bạn không biết cách vệ sinh kỹ thì có thể gây nên những vấn đề xấu cho răng miệng.

    Hàm duy trì cố định

    - Hàm duy trì tháo lắp

    • Hàm duy trì tháo lắp trong suốt (khay trong suốt)

    Để tạo ra hàm duy trì tháo lắp trong suốt, bác sĩ sẽ lấy mẫu và thiết kế cho bạn 2 hàm đeo duy trì phù hợp. Khay trong suốt rất được yêu thích vì có tính thẩm mỹ cao, bạn có thể đeo cả khi đi học, đi làm, đi chơi,... mà vẫn không bị phát hiện. Một ưu điểm nữa là do có thể tháo lắp, nên bạn có thể tháo ra lúc ăn uống hoặc để vệ sinh khay, cực kỳ thoải mái và tiện lợi.

    Chính vì có thể tháo ra lắp vào liên tục mà nhiều bệnh nhân quên luôn việc phải đeo nó, nên bạn hãy lưu ý đeo hàm duy trì thường xuyên để đảm bảo hiệu quả tốt nhất nhé!

    Hàm duy trì tháo lắp bằng khay trong suốt

    • Hàm duy trì tháo lắp kim loại

    Loại hàm duy trì này không được yêu thích bằng khay nhựa trong suốt do lúc đeo sẽ để lộ dây cung kim loại. Tuy nhiên, nó vẫn sở hữu những ưu điểm như: có thể tháo lắp để bạn tiện ăn uống và vệ sinh dễ dàng hơn.

    Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại

    Tại sao cần phải đeo hàm duy trì?

    Rất nhiều bệnh nhân không thực sự để tâm đến việc đeo hàm duy trì và thường xuyên quên đeo nó. Nhưng sự thật thì việc đeo hàm duy trì là một bước rất quan trọng, mang tính quyết định giúp bạn sở hữu một hàm răng đều đặn, đẹp như mong muốn, vì những nguyên nhân sau:

    - Sau khi tháo niềng (mắc cài và dây cung), các mô nướu và nha chu sẽ cần thời gian điều chỉnh lại răng sao cho ổn định. Trong thời gian này, nếu bạn không đeo hàm duy trì, răng có thể sẽ chạy lại về vị trí cũ.

    - Quá trình tháo niềng sẽ khiến xương răng và xương hàm của bạn trở nên nhạy cảm do chịu lực kéo. Sau khi tháo niềng, phần xương răng và hàm chưa đủ cứng cáp trở lại nhưng vẫn phải chịu những tác động do ăn nhai, có thể khiến răng chạy lại như cũ.

    Xuất phát từ những nguyên do trên, việc đeo hàm duy trì là rất quan trọng, giúp đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất có thể.

    Cần phải đeo hàm duy trì bao lâu để răng không chạy lại?

    Tùy thuộc vào thời gian bạn đeo niềng răng, tình trạng khớp cắn cụ thể của mỗi bệnh nhân để biết được cần phải đeo hàm duy trì bao lâu.

    Trong 6 tháng đầu tiên sau khi tháo niềng, bác sĩ khuyên nên đeo hàm duy trì liên tục cả ngày lẫn đêm, chỉ tháo ra khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể giảm tần suất đeo lại, chỉ cần đeo vào ban đêm khi đi ngủ hoặc đeo cách ngày 3 - 4 ngày/tuần.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý tái khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng và sức khỏe răng miệng, đảm bảo răng của bạn đã ổn định hoàn toàn.

    Việc đeo hàm duy trì như một công cụ giúp giữ răng của bạn ở đúng vị trí, đều đặn, khít sát. Do đó, tuyệt đối không nên chủ quan và lơ là việc đeo hàm duy trì nhé!

    Cách vệ sinh hàm duy trì

    Vì tính chất phải sử dụng thường xuyên, liên tục cả ngày lẫn đêm, nên vấn đề vệ sinh hàm duy trì cũng rất được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng và làm sạch hàm duy trì mỗi ngày:

    - Hạn chế việc tháo hàm duy trì nhiều lần, chỉ nên tháo khi thực sự cần (ăn uống, vệ sinh).

    - Cất giữ hàm duy trì trong hộp đựng khi không sử dụng để bảo quản tốt hơn.

    - Không đánh rửa, chà xát hàm duy trì quá mạnh tay.

    - Không bọc hàm duy trì trong giấy ăn hay đặt tại những nơi quá nóng.

    - Nên làm sạch hàm duy trì bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn hoặc ngâm trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

    - Nếu hàm duy trì bị mất hoặc hỏng, cần phải báo cho bác sĩ ngay.

    Xem thêm: Niềng răng có mấy giai đoạn? "Đồng niềng" có biết mình đang ở giai đoạn nào không?

    Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Cần phải đeo hàm duy trì bao lâu để răng không chạy lại?” đồng thời biết thêm những thông tin bổ ích xoay quanh việc đeo hàm duy trì. Để đảm bảo có quy trình niềng răng đạt chuẩn và được thiết kế hàm duy trì phù hợp nhất với tình trạng răng của mình, hãy liên hệ Nha khoa Guva để được tư vấn kỹ hơn nhé!

     

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva