Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Niềng răng invisalign có đau không?

Niềng răng invisalign có đau không?

    Những năm gần đây, niềng răng invisalign đã trở thành một phương pháp chỉnh nha vượt trội và được khách hàng cực kỳ ưa chuộng nhờ những ưu điểm: khay niềng trong suốt, dễ tháo lắp để vệ sinh, tính thẩm mỹ trong quá trình niềng,... Ngoài ra, còn có một thắc mắc được rất nhiều người đặt ra, đó là “Niềng invisalign có đau không?”. Hãy cùng Guva Dental tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!

    Niềng răng invisalign là gì?

    Niềng răng invisalign là phương pháp chỉnh nha sử dụng những khay niềng trong suốt để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.

    Khác với phương pháp niềng răng truyền thống là sử dụng mắc cài và dây cung, niềng invisalign điều trị bằng những khay niềng trong suốt được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân. Khi sử dụng phương pháp này, những khay niềng sẽ ôm sát vào răng, và vì được làm bằng nhựa trong suốt nên có tính thẩm mỹ cao, khiến người đối diện khó nhận ra bạn đang niềng răng.

    Thông thường, quá trình niềng invisalign sẽ bao gồm khoảng 20 - 40 khay niềng, bệnh nhân phải thay khay mới sau khoảng 2 - 3 tuần và đeo liên tục trong ngày, trừ lúc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Quá trình niềng invisalign sẽ kết thúc khi đã sử dụng hết toàn bộ khay niềng.

    Niềng răng invisalign có đau không?

    Bản chất của quy trình niềng răng là dịch chuyển vị trí răng về lại đúng vị trí trên cung hàm. Khi có lực tác động khiến răng di chuyển, thì cảm giác đau là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đau ít hay đau nhiều còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: thời điểm mới thay khay niềng, ngưỡng chịu đau của mỗi người,...

    Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc “Niềng răng invisalign có đau không?” là có: bạn vẫn sẽ cảm thấy đau nhức trong quá trình niềng. Nhưng cảm giác đau này là điều bình thường, đó là dấu hiệu cho thấy các khay niềng vẫn đang hoạt động tốt trên răng. Sau một thời gian, khi đã quen với việc đeo khay niềng, cảm giác đau nhức sẽ biến mất dần.

    Những yếu tố tạo nên cảm giác đau nhức khi niềng invisalign

    Ngưỡng chịu đau của từng bệnh nhân

    Cùng một cơn đau, nhưng sẽ có người cảm thấy nhức buốt nhẹ, có người lại thấy cực kỳ đau. Điều này phần nào xuất phát từ cơ địa, khả năng chịu đau khác nhau của từng bệnh nhân.

    Khay niềng không ôm sát răng

    Trong trường hợp bác sĩ lấy dấu cung hàm không đúng, dẫn đến tạo ra khay niềng không khớp với răng, lúc sử dụng dễ bị cấn vào nướu, răng, khiến bệnh nhân bị đau nhức.

    Khay niềng không bền, kém chất lượng

    Việc sử dụng khay niềng giá rẻ, kém bền có thể khiến răng nướu bạn bị kích ứng, viêm, nhiễm trùng,... trong quá trình sử dụng. Đây cũng chính là lý do mà bạn chỉ nên thực hiện niềng răng invisalign tại những cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.

    Cách giảm đau khi niềng răng invisalign

    Sử dụng thuốc giảm đau

    Khi bị đau nhức trong quá trình niềng răng, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng thuốc giảm đau được chỉ định để giảm bớt các cơn đau nhức.

    Chườm lạnh

    Dùng khăn bọc đá viên rồi chườm vào vùng má cũng là một cách giảm đau hiệu quả.

    Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, đúng cách

    Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh tác động mạnh đến răng và nướu. Sau khi đánh răng, bạn có thể kết hợp chỉ nha khoa, nước súc miệng để vệ sinh sạch khoang miệng.

    Chế độ ăn uống khoa học

    Hạn chế ăn thức ăn quá dai, quá cứng khiến răng phải dùng nhiều lực. Bệnh nhân hãy ưu tiên những thực phẩm giàu protein, canxi và vitamin như: sữa, trái cây, rau củ, thịt cá,... 

    Tái khám đúng hẹn

    Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ là những điều quan trọng để giảm thiểu đau nhức khi sử dụng Invisalign. Việc thay đổi khay niềng đúng thời gian và được kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề không mong muốn.

    Quy trình niềng răng invisalign

    - Bước 1: Chụp X-quang, lấy dấu răng để phân tích tình trạng răng.

    - Bước 2: Sử dụng phần mềm 3D để mô phỏng cho bệnh nhân thấy quá trình niềng, sự thay đổi trước và sau khi niềng: vị trí răng, khung hàm, cơ mặt,...

    - Bước 3: Sau khi bệnh nhân đồng ý với phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ cho tiến hành thiết kế chuỗi khay niềng và đưa cho bệnh nhân sử dụng.

    Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sẽ sử dụng thêm một số dụng cụ giúp đem lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu:

    - Sử dụng dây chun liên hàm giúp tăng cường sự dịch chuyển của răng

    - Dùng pontics: là răng giả thay thế cho vị trí đã nhổ răng.

    - Đánh bóng và tạo đường nét: giúp tăng thêm khoảng trống, tạo thuận lợi cho việc siết răng.

    - Gắn các nút chặn để tạo điểm bám cho khay invisalign hoạt động hiệu quả.

    Xem thêm: Niềng Răng Có Làm Răng Yếu Đi Không?

    Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề “Niềng răng trong suốt invisalign có đau không?”. Nếu có những thắc mắc khác, hãy liên hệ với Guva Dental để chúng tôi tư vấn và thăm khám kỹ hơn nhé! Chúc bạn có nụ cười rạng rỡ!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva