Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Niềng răng có làm răng yếu đi không?

Niềng răng có làm răng yếu đi không?

    Hiện nay, niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha rất được ưa chuộng nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội, đồng thời ít gây ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong của răng. Một trong những lo lắng của khách hàng khi đến thăm khám tại Nha khoa Guva là liệu niềng răng có khiến răng yếu đi không? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Guva tìm hiểu cụ thể một số vấn đề về niềng răng dưới đây nhé!

    Thế nào là niềng răng? Có tác dụng gì?

    Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp điều trị các tình trạng: hô, móm, răng lộn xộn, mọc chen chúc, lệch khớp cắn,... thường kéo dài 1.5 - 2 năm. 

    Để thực hiện niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ nha khoa: mắc cài, dây cung,... để tạo ra lực kéo, di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.

    Quá trình niềng răng gồm nhiều bước và giai đoạn, nhằm mục đích điều trị lần lượt những vấn đề răng miệng mà bệnh nhân gặp phải. Sau khi kết thúc niềng răng, bạn sẽ có hàm răng đều đặn, khớp cắn chuẩn, khả năng ăn nhai hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao.

    Niềng răng có làm răng yếu đi không?

    Như đã đề cập ở phần khái niệm, bản chất của niềng răng là dịch chuyển vị trí của răng về đúng vị trí để cung hàm, chứ không tác động đến cấu trúc bên trong của răng nên sẽ không làm răng yếu đi.

    Tóm lại, niềng răng không làm răng yếu đi, trừ khi bệnh nhân gặp phải các trường hợp: tay nghề bác sĩ kém, thực hiện niềng răng không đúng kỹ thuật, nguyên vật liệu kém chất lượng,... thì răng có thể bị yếu đi.

    Niềng răng là một quá trình kéo dài theo năm. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề không thể lường trước, đòi hỏi bạn phải luôn lưu ý, cẩn thận trong việc ăn uống và chăm sóc răng miệng để giữ răng luôn ở trong trạng thái khỏe mạnh.

    Những trường hợp làm răng yếu đi khi niềng

    Chẩn đoán sai

    Trước khi bắt đầu niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chụp X-quang, lấy dấu hàm,... cho mỗi bệnh nhân. Nếu quá trình này không được thực hiện kỹ lưỡng sẽ dẫn đến việc lên phác đồ điều trị sai, khiến răng bị yếu đi khi niềng.

    Không điều trị bệnh lý răng miệng trước khi niềng

    Nếu bệnh nhân mắc một số bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm nha chu,... nhưng không được điều trị triệt để trước khi niềng thì sau này, vi khuẩn sẽ lây lan rộng hơn, ăn mòn răng làm răng bị yếu dần.

    Kỹ thuật kém

    Trong quá trình niềng răng, nếu bác sĩ không có kinh nghiệm, tay nghề kém, thực hiện không đúng kỹ thuật, điều chỉnh lực kéo không hợp lý sẽ khiến bệnh nhân gặp phải các vấn đề như: tụt lợi, tiêu xương ổ răng, lệch khớp cắn, chân răng bị yếu,...

    Dùng nguyên vật liệu kém chất lượng

    Nếu nha khoa sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng, độ bền không cao thì có thể khiến bạn bị kích ứng khi niềng răng, đồng thời ảnh hưởng xấu đến mô nướu, răng miệng, khiến răng bị yếu đi.

    Chăm sóc không kỹ sau khi niềng răng

    Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, việc chăm sóc răng miệng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ thành quả niềng răng. Nếu bạn vệ sinh răng không kỹ, tạo cơ hội cho các mảng bám hình thành và vi khuẩn tấn công, từ đó làm răng yếu đi.

    Những trường hợp nên niềng răng

    Nếu bạn đang mắc phải các vấn đề răng miệng dưới đây, bạn nên lựa chọn niềng răng để điều trị kịp thời:

    - Răng hô: răng hàm trên chìa ra trước quá nhiều so với răng hàm dưới.

    - Răng móm: răng hàm trên mọc lùi vào so với răng hàm dưới.

    - Răng thưa: răng mọc không khít, cách xa nhau.

    - Răng mọc lộn xộn, chen chúc, mọc lệch: răng mọc khấp khểnh, sai vị trí, không đồng đều trên cung hàm.

    - Lệch khớp cắn: khớp cắn không đều, khớp cắn hở, khớp cắn sâu, khớp cắn ngược,...

    Những lưu ý khi niềng răng để tránh làm răng yếu đi

    Để phòng tránh tình trạng răng bị yếu đi khi niềng, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

    Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín

    Điều quan trọng hàng đầu trước khi niềng răng là bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm để họ giúp đưa ra phác đồ điều trị chính xác, hợp lý cũng như những gợi ý phương pháp niềng răng phù hợp. Đây là bước nền tảng quan trọng giúp bạn có quá trình niềng răng thuận lợi sau này.

    Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp

    Có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau như: niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng răng trong suốt invisalign,... Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như xem xét nhu cầu, chi phí để lựa chọn phương pháp niềng răng tối ưu nhất cho tình trạng của mình.

    Chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng

    Trong quá trình niềng răng, việc chăm sóc miệng hằng ngày là vấn đề cực kỳ quan trọng.  Bạn nên chải răng đúng cách ít nhất hai lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa thường xuyên để làm sạch mảng vụn thức ăn giữa các kẽ răng.

    Chế độ ăn uống hợp lý

    Để tránh dùng lực quá mạnh lên răng, làm răng bị yếu đi thì bạn hãy hạn chế ăn thức ăn quá dai, cứng. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những thực phẩm mềm, lỏng và giàu dinh dưỡng như:

    • Những thực phẩm chế biến từ trứng, sữa: các loại bánh, phô mai, bơ mềm, sữa, sữa chua,…

    • Những thực phẩm cắt nhỏ, mềm, lỏng, nấu chín, ninh nhừ: thịt băm, thịt kho, bún, phở, cháo,…

    • Các loại trái cây tươi: chuối, bơ, na, nước ép trái cây,…

    • Rau củ giàu chất xơ: rau xanh, các loại củ: khoai, cà rốt, củ cải,...

    Ngược lại, bạn nên tránh ăn những thực phẩm cần dùng lực nhai mạnh, hoặc chứa nhiều đường dễ ảnh hưởng đến sức khỏe răng như:

    • Thực phẩm cứng: các loại hạt cứng, kẹo, đá viên, xương, sườn sụn,…

    • Thực phẩm chứa nhiều đường: bánh kẹo, nước ngọt có gas,...

    • Những món ăn quá nóng/quá lạnh.

    Thăm khám định kỳ tại nha khoa

    Niềng răng là quá trình điều trị kéo dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ lịch khám định kỳ với bác sĩ. Nếu bạn đảm bảo thăm khám đúng hẹn, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn thường xuyên và điều chỉnh niềng răng kịp thời.

    Xem thêm: Tháo Vít Niềng Răng Có Đau Không?

    Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Niềng răng có làm răng yếu đi không?”. Nếu bạn còn những thắc mắc khác liên quan đến quy trình chỉnh nha, hãy để lại thông tin liên hệ để chúng tôi tư vấn và thăm khám kỹ hơn cho từng tình trạng răng miệng cụ thể nhé! Chúc bạn có nụ cười trắng sáng tự tin!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva