Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Niềng răng mất bao lâu: thời gian tối thiểu của một case niềng?

Niềng răng mất bao lâu: thời gian tối thiểu của một case niềng?

    Niềng răng là một biện pháp chỉnh nha hiệu quả, nhưng cần thời gian, đây cũng là thắc mắc chung của những người chuẩn bị niềng. Vậy thực tế thời gian niềng là bao lâu? Có thể rút ngắn thời gian niềng hay không? Hãy cùng Nha Khoa Guva tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé.

    Tổng quan về niềng răng

    Người ta thường nói “ Cái răng, cái tóc là vóc con người”, một hàm răng khấp khểnh, răng thưa, hô, móm, mất răng… ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến khí chất và sự tự tin của bạn. Ngoài ra, việc mất răng hay răng mọc lệch cũng sẽ gây ra tình trạng lệch khớp cắn, lệch mặt… Để cải thiện các vấn đề trên thì phải dùng đến liệu pháp niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha. Thông qua việc sử dụng các khí cụ chuyên dụng để dịch chuyển răng và ổ răng một cách từ từ và liên tục, đưa răng về đúng vị trí khớp cắn.

    Tuy nhiên, niềng răng cũng có những tác dụng phụ và những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị. Cùng xem lưu ý cũng như niềng răng mất bao lâu nhé!

    Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ niềng răng đưa răng về đúng vị trí khớp cắn

    Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng

    Thời gian niềng răng bao lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau: 

    - Độ tuổi của bệnh nhân: Các chuyên gia khuyên rằng: Thời gian thích hợp nhất để niềng răng là khoảng từ 14 đến 16 tuổi, vì lúc này răng chưa ổn định, xương hàm còn phát triển. Nếu niềng răng ở độ tuổi trưởng thành sẽ khó, thời gian dài hơn vì răng đã ổn định, khó dịch chuyển. 

    - Tình trạng răng: Thời gian niềng phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng, nếu răng bị sâu, nha chu, viêm nướu, lợi thì trước tiên bác sĩ phải điều trị trước rồi mới tiến hành chỉnh nha. Ngoài ra, nếu case đó bị hô, thừa răng, mất răng thì cũng cần thời gian để nhổ răng, tạo khoảng trống để răng di chuyển trong quá trình niềng. 

    Tình trạng răng của bệnh nhân

    - Loại niềng răng: Mỗi loại niềng sẽ có thời gian niềng khác nhau, bởi cơ chế dịch chuyển ổ răng của mỗi loại niềng là khác nhau. Ví dụ cụ thể như niềng mắc mắc cài kim loại sẽ có thời gian niềng nhanh hơn mắc cài sứ hoặc mắc cài pha lê, trong suốt.

    - Sự hợp tác giữa bác sĩ và bệnh nhân: Đây là vấn đề quan trong trong quá trình niềng răng, vì nếu bệnh nhân tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đến khám định kỳ đúng ngày, chăm sóc răng miệng đúng cách thời gian niềng có thể thể được rút ngắn hơn so với dự tính.

    - Tay nghề của bác sĩ: Lựa chọn nha khoa và bác sĩ ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình cũng như thời gian niềng và kết quả niềng của bạn.

    Quy trình niềng răng chuẩn y khoa

    Quy trình niềng răng bao gồm các bước sau:

    • Khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ khám răng miệng, đánh giá tình trạng răng mọc lệch, xem xét các yếu tố liên quan đến khớp cắn, khuôn mặt và nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về phương pháp niềng răng phù hợp, chi phí, thời gian và các lưu ý khi niềng răng.

    • Chụp X-quang và lấy dấu răng: Bác sĩ sẽ chụp X-quang răng miệng để có được hình ảnh chi tiết về xương ổ răng, khớp cắn và các cấu trúc liên quan. Bác sĩ cũng sẽ lấy dấu răng bằng cách đặt một loại chất nhựa vào miệng bệnh nhân để tạo ra một khuôn răng chính xác.

    • Lập kế hoạch điều trị: Dựa trên kết quả X-quang và dấu răng, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị chi tiết, bao gồm các bước thực hiện, các khí cụ sử dụng, các biện pháp hỗ trợ và các mục tiêu đạt được. Bác sĩ sẽ trình bày kế hoạch điều trị cho bệnh nhân và giải đáp các thắc mắc của bệnh nhân.

    • Lắp đặt khí cụ niềng răng: Bác sĩ sẽ làm sạch răng miệng của bệnh nhân, sau đó lắp đặt các khí cụ niềng răng theo kế hoạch điều trị. Các khí cụ niềng răng có thể là mắc cài, dây cung, dây đai, vòng đệm, vít, máng niềng… tùy thuộc vào loại niềng răng mà bệnh nhân chọn. Bác sĩ sẽ chỉ dẫn bệnh nhân cách sử dụng và bảo quản các khí cụ niềng răng.

    Đặt khí cụ trong quá trình niềng

    • Theo dõi và điều chỉnh: Bệnh nhân sẽ phải đến khám định kỳ để bác sĩ theo dõi quá trình dịch chuyển răng, kiểm tra tình trạng răng miệng và điều chỉnh các khí cụ niềng răng nếu cần. Thời gian giữa các lần khám có thể từ 3 đến 6 tuần, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và phương pháp niềng răng của bệnh nhân.

    • Tháo khí cụ niềng răng và đeo hàm duy trì: Khi răng đã đạt được vị trí mong muốn, bác sĩ sẽ tháo các khí cụ niềng răng và làm sạch răng miệng cho bệnh nhân. Bác sĩ cũng sẽ lấy dấu răng mới để làm hàm duy trì, là một loại khí cụ giúp giữ răng ở vị trí mới và ngăn răng trở lại vị trí cũ. Bệnh nhân sẽ phải đeo hàm duy trì theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là 24/24 trong 6 tháng đầu.

    Niềng răng mất bao lâu? Case niềng lâu nhất có thể kéo dài bao lâu?

    Có rất nhiều case niềng đơn giản như chỉnh khớp cắn, hỗ trợ cân chỉnh mặt chỉ kéo dài trong 5-6 tháng.
    Ngoài ra, niềng răng mất bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Thời gian cho một case niềng trung bình dao động từ 6 tháng đến 2 năm. Có những case kéo dài 3 đến 4 năm, những case khó hoặc gặp sự cố về vị trí địa lý có thể kéo dài đến 5-7 năm.

    Tùy thuộc vào từng chính sách của mỗi nha khoa mà bạn có thể trả thêm chi phí nếu phát sinh thời gian niềng.

    Ngoài ra, khi đã niềng răng xong thì răng của bạn vẫn có khả năng chạy về chỗ cũ. Vì vậy cần đeo hàm duy trì thường xuyên.

    Niềng răng mất bao lâu?

    Bí quyết giúp giảm thời gian niềng răng

    Niềng răng là quá trình điều chỉnh để có hàm răng đều đặn và gia tăng vẻ đẹp tự tin. Mặc dù mọi người ai cũng mong muốn có kết quả tốt nhất, nhưng thời gian niềng răng thường kéo dài từ vài tháng đến năm. Dưới đây là một số bí quyết giúp giảm thời gian niềng răng và đạt kết quả tốt nhất như:

    • Tuân thủ lịch điều trị và kiểm tra của bác sĩ, đảm bảo đến đúng hẹn và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

    • Vệ sinh răng miệng tốt, hạn chế tình trạng viêm nướu, ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

    • Thay đổi một số thói quen xấu như ngậm kẹo cứng, ăn kem, ăn đồ ngọt để bảo vệ men răng và giảm thời gian điều trị.

    • Đeo khí cụ niềng răng đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

    • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ vitamin, dưỡng chất, hạn chế tình trạng sụt cân khi niềng răng. Sử dụng các thức ăn mềm, dễ nhai, thức ăn nhỏ và không dùng răng cắn trực tiếp vào thức ăn.

    Nên sử dụng thức ăn mềm, dễ nhai trong quá trình niềng răng

    Thời gian niềng răng kéo dài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Vì thế, bạn nên lưu ý những bí quyết trên đây và lựa chọn địa điểm nha khoa uy tín để thực hiện kỹ thuật này.

    Xem thêm: Niềng Răng Có Nguy Hiểm Không? 6 Rủi Ro Khi Niềng Răng Sai Cách

    Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giải đáp thắc mắc của bạn về “niềng răng mất bao lâu?”. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về niềng răng tại Nha Guva hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva