Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Quy trình niềng răng trải qua bao nhiêu bước?

Quy trình niềng răng trải qua bao nhiêu bước?

    Niềng răng là phương pháp làm đẹp cho răng phổ biến hiện nay với nhiều lợi ích về mặt thẩm mỹ, giúp bạn cải thiện tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc,… để răng trở nên đều, đẹp, giúp bạn có được nụ cười sáng láng, tự tin. Quy trình niềng răng trải qua nhiều bước, bạn cần kiên nhẫn và thực hiện một số lưu ý chăm sóc răng miệng để đảm bảo an toàn và hiệu quả niềng răng.

    Niềng răng là gì?

    Niềng răng là thiết bị chỉnh nha được sử dụng để làm thẳng và căn chỉnh răng, cũng như khắc phục các vấn đề về khớp cắn. Thông thường, niềng răng gồm các khung kim loại được dán vào răng và kết nối bằng dây kim loại. Niềng răng hoạt động bằng cách tạo áp lực liên tục để răng dần dần di chuyển răng vào vị trí mong muốn, được sử dụng để cải thiện việc căn chỉnh răng và chức năng khớp cắn.

    Ngoài kim loại, niềng răng còn được làm bằng gốm, nhựa, hoặc các vật liệu khác mang đến nhiều sự lựa chọn cho bệnh nhân. Thời gian đeo niềng răng thay đổi tùy thuộc vào mức độ chỉnh nha của từng cá nhân. Sau khi niềng răng được tháo ra, bạn cần đeo hàm duy trì thêm một thời gian để răng không chạy về vị trí cũ. Việc tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ trong các bước của quy trình niềng răng là rất quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất.

    Quy trình niềng răng qua nhiều bước giúp bạn có hàm răng đều, đẹp

    Các bước của quy trình niềng răng

    Quy trình niềng răng trải qua nhiều bước. Mỗi bước đều có tầm quan trọng và đóng góp giá trị vào hiệu quả niềng răng.

    Bước 1: Kiểm tra ban đầu

    Để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, đầu tiên bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa răng để thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng hiện tại. Nha sĩ sẽ đánh giá vấn đề của bạn và đề xuất liệu pháp điều trị phù hợp.

    Bước 1 của quy trình niềng răng là kiểm tra thăm khám tình trạng răng

    Bước 2: Chụp X-quang và scan

    Tiếp theo, bác sĩ sẽ chụp X-quang hoặc scan không gian miệng để xác định tình trạng răng của bạn. Cụ thể là răng đang bị thưa, hô, móm, vẩu, khớp cắn ngược, lệch lạc… hay vấn đề gì, tư vấn cho khách hàng phương pháp niềng răng phù hợp. Nếu răng đang mắc các bệnh lý về răng miệng sẽ được điều trị trước khi thực hiện. Nếu không, bác sĩ sẽ lấy tiến hành bước tiếp theo.

    Bước 3: Lấy dấu răng và lên phác đồ điều trị

    Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng, lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Ở bước này, bạn sẽ biết được tình trạng răng của bạn thích hợp với phương pháp niềng răng nào và thời gian điều trị là bao lâu. Với trường hợp hàm hẹp, bác sĩ có thể chỉ định đeo nong hàm hoặc khí cụ nới rộng cung hàm để chuẩn bị cho công đoạn tách kẽ, gắn khâu tiếp theo.

    Bước 4: Thiết kế và gắn mắc cài

    Sau khi lấy dấu răng thì sẽ tiến hành thiết kế mắc cài phù hợp với bệnh nhân. Quá trình này diễn ra khoảng một tuần. Sau khi mắc cài hoàn thành, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài cho bệnh nhân. Đây là cột mốc đánh dấu bạn chính thức bước vào giai đoạn niềng răng. Mắc cài được gắn cố định trên thân răng, dây cung nằm trên rãnh mắc cài tạo ra lực để nắn chỉnh răng từng bước theo kế hoạch điều trị.

    Giai đoạn này nếu bạn cảm giác ê nhẹ, bạn có thể chườm đá, súc miệng bằng nước muối, vệ sinh răng miệng đúng cách,… để giảm đau.

    Bước 5: Tái khám định kỳ và theo dõi quá trình dịch chuyển của răng

    Sau khi đã gắn mắc cài, bác sĩ sẽ theo dõi quá trình dịch chuyển của răng. Hàng tháng bạn sẽ đến tái khám để bác sĩ xem xét kết quả và điều chỉnh dây cung. Thời gian đeo niềng răng trung bình từ 18 đến 24 tháng tùy từng trường hợp.

    Việc tái khám sẽ mất nhiều thời gian nên bạn phải kiên nhẫn và theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. Khi siết mắc cài định kỳ, nếu bị đau bạn cũng có thể chườm đá, súc miệng bằng nước muối để giảm đau.

    Bước 6: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì

    Sau khi hết thời gian đeo mắc cài, răng đã dịch chuyển về vị trí mong muốn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài cho bệnh nhân. Để tránh tình trạng răng chạy về vị trí cũ bạn cần đeo hàm duy trì trong 6 tháng. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình niềng răng nên bạn cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo có được hàm răng đều và đẹp.

    Chăm sóc răng khi niềng răng

    Khi thực hiện quy trình niềng răng, trong lúc đeo niềng răng, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý để đảm bảo hiệu quả điều trị.

    Chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp

    Chọn bàn chải lông mềm, đầu thuôn để có thể luồn sâu vào bên trong răng. Chọn kem đánh răng có thành phần dịu nhẹ, ít gây ê buốt, chứa nhiều fluoride để giúp bảo vệ răng tốt nhất.

    Lưu ý khi chải răng

    Chải răng thật kỹ, tối thiểu 2-3 lần mỗi ngày sau các bữa ăn chính và phải chải cả mắc cài. Chải dọc hoặc xoay tròn trên tất cả các bề mặt răng bao gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Đừng quên chải cả lưỡi để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.

    Dùng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa làm sạch răng

    Dùng bàn chải kẽ để làm sạch kẽ răng. Thực hiện động tác đưa lên đưa xuống, cọ vào các mặt bên mắc cài để làm sạch.

    Đối với những vùng kẽ răng bàn chải không tới được thì bạn dùng một đoạn chỉ nha khoa khoảng 20 – 25 cm, luồn sợi chỉ qua dây cung và thực hiện động tác kéo ra kéo vào, hất lên hất xuống để làm sạch kẽ răng.

    Dùng bàn chải kẽ khi chăm sóc răng khi niềng răng

    Dùng nước súc miệng

    Đây là bước quan trọng khi chăm sóc sau niềng răng được các bác sĩ khuyến khích. Bạn nên sử dụng các loại nước súc miệng có chứa fluoride để bảo vệ, giảm ê buốt răng và giúp răng chắc khỏe hơn.

    Bạn dùng nước súc miệng sau khi chải răng, có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng để giảm nồng độ, giúp khoang miệng dễ chịu mà vẫn có hiệu quả làm sạch.

    Dùng máy tăm nước

    Máy tăm nước là vũ khí đắc lực cho người niềng răng. Các tia nước ở áp suất cao có thể loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa bám trên răng, đặc biệt là ở các kẽ răng. Ngoài ra máy tăm nước còn giúp mát xa vùng nướu, làm giảm viêm nướu. Một số máy tăm nước còn giúp làm sạch đầu lưỡi nhờ dao cạo chuyên dụng.

    Chế độ ăn uống hợp lý

    Lúc mới đeo niềng răng, bạn nên ăn những thức ăn mềm như cháo, súp, sữa, sinh tố… Sau đó, không nên ăn đồ cứng, dính và dai những loại thức ăn này có thể làm bong mắc cài, đứt dây cung hoặc bám vào mắc cài gây ố vàng, sâu răng.

    Bạn cũng có thể cắt đồ ăn thành các miếng nhỏ, vừa nhai để tránh sử dụng lực hàm quá nhiều, làm ảnh hưởng đến cơ nhai của bạn; hạn chế đồ ngọt, nước ngọt, nước có ga vì dễ gây sâu răng.

    Xem thêm: Răng Hô Nặng Là Tình Trạng Thế Nào? Niềng Răng Hô Nặng Tốn Bao Nhiêu Tiền?

    Trên đây là những bước trong quy trình niềng răng và một số lưu ý chăm sóc răng miệng khi thực hiện niềng răng, bạn có thể tham khảo. Để đạt được hiệu quả niềng răng tốt nhất bạn có thể liên hệ với Guva để đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi tư vấn và đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình niềng răng.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva