Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Lấy tủy răng có đau không? Trường hợp nào cần thực hiện

Lấy tủy răng có đau không? Trường hợp nào cần thực hiện

    Lấy tủy răng có đau không là nỗi lo lắng của nhiều người. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ nha khoa, quá trình lấy tủy răng không còn gây đau đớn, mà diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng. Việc lấy tủy răng giúp loại bỏ tủy bị hư, loại bỏ các cơn đau nhức và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có góc nhìn chi tiết hơn.

    Lấy tủy răng có đau không?

    Trong quá trình điều trị tủy

    Công nghệ nha khoa hiện đại với nhiều kỹ thuật mới giúp quá trình chữa tủy răng diễn ra tương đối nhẹ nhàng và rút ngắn thời gian điều trị so với trước đây. Trước khi thực hiện quá trình chữa tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ ở vị trí răng tổn thương để kiểm soát cơn đau cho bệnh nhân. Đối với các trường hợp viêm tủy răng nhẹ, bệnh nhân có thể cảm giác hơi cứng hàm nhưng không đáng kể. Trong trường hợp viêm tủy răng nặng, việc lấy tủy răng có thể gây đau hơn, nhưng không bằng cơn đau do viêm tủy gây ra. Do đó, những bệnh nhân lo lắng về việc lấy tủy răng có đau không có thể yên tâm hơn khi thực hiện phương pháp này.

    Quá trình lấy tủy răng có đau không phụ thuộc vào tay nghề nha sĩ, quy trình lấy tủy và chăm sóc sau lấy tủy

    Sau quá trình điều trị tủy

    Sau khi quá trình lấy tủy răng kết thúc, trong khoảng 1-2 giờ đầu tiên, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi ê nhức nhẹ do vật liệu trám ống tủy còn mới cần thời gian thích nghi. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau, chống viêm giúp bệnh nhân giảm đau hoặc giảm sưng viêm. Sau một thời gian, bệnh nhân sẽ không còn đau và cảm giác ê buốt. Tuy nhiên, nếu sau khi lấy tủy răng mà bệnh nhân vẫn cảm thấy đau nhức nghiêm trọng kéo dài kèm theo sưng mủ thì cần ngay lập tức gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra lại.

    Trường hợp nào cần phải lấy tủy răng?

    Mặc dù lấy tủy răng mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng nên thực hiện điều trị tủy, đặc biệt là những người lo sợ lấy tủy răng có đau không. Sau khi lấy tủy răng, răng sẽ không còn khỏe mạnh như trước, tuổi thọ của răng giảm xuống và dễ bị mẻ, vỡ vì vậy phương pháp này chỉ nên áp dụng cho một số đối tượng sau:

    • Nhiễm trùng tủy, viêm tủy.

    • Răng có mảnh vỡ hoặc mẻ lớn.

    • Sâu răng khiến tủy bị lộ ra.

    • Nhức răng âm ỉ ngày càng tăng và có thể kèm theo lung lay răng.

    • Đau răng lan ra tai hoặc khiến người bệnh trở nên nhạy cảm hơn với đồ ăn lạnh hoặc nóng.

    • Răng bị chết tủy và hoại tử gây ra nhiễm trùng.

    • Xuất hiện mụn mủ trắng ở nướu gần với chân răng, gây nhiễm trùng và hôi miệng.

    Cần có sự tham khám của bác sĩ trước khi lấy tủy răng

    Trước quyết định lấy tủy răng, việc tư vấn của bác sĩ nha khoa là rất quan trọng để đảm bảo việc này là phương pháp phù hợp và có lợi nhất cho tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

    Quy trình lấy tủy răng như thế nào?

    Lấy tủy răng có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tay nghề của bác sĩ nha khoa, quy trình lấy tủy răng. Một quy trình chữa tủy răng chuyên nghiệp phải qua đầy đủ các bước như sau:

    Bước 1: Thăm khám và chụp X Quang răng

    Bước này nhằm xác định chính xác tình trạng răng miệng của bệnh nhân, đánh giá mức độ viêm tủy và xác định chiều dài ống tủy.

    Bước 2: Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và gây tê

    Vệ sinh khoang miệng giúp loại bỏ vi khuẩn và yếu tố gây nhiễm trùng. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho bệnh nhân.

    Bước 3: Đặt đế cao su vào răng

    Đặt đế cao su vào khoang miệng để tách răng và nướu để tránh tình trạng hóa chất trong quá trình lấy tủy răng rơi vào trong dạ dày.

    Bước 4: Bác sĩ điều trị lấy tủy

    Bác sĩ thực hiện mở đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy và tiến hành thực hiện hút sạch tủy chết ra ngoài.

    Bước 5: Thực hiện trám bít ống tủy

    Sau khi lấy tủy răng xong, bác sĩ nha khoa sẽ tạo hình ống tủy sao cho chuẩn và tiến hành trám bít các khoảng trống bằng vật liệu chuyên dụng trong nha khoa.

    Bước 6: Hẹn lịch tái khám

    Bác sĩ sẽ đặt hẹn lịch tái khám để kiểm tra kết quả chữa tủy răng và dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi lấy tủy răng.

    Chăm sóc răng sau khi lấy tủy

    Việc chăm sóc răng miệng cũng sau chữa tủy đúng cách cũng góp phần giúp bạn loại bỏ nỗi lo chữa tủy răng có đau không:

    Tái tạo lại thân răng sau khi chữa tủy

    Vật liệu hàn phải phù hợp để thân răng đủ vững chắc, có thể gia cố thêm phần chốt cắm vào ống tủy của chân răng tăng độ vững chắc và sức nhai cho răng.

    Nên bọc lại răng càng sớm càng tốt

    Bọc lại răng đã chữa tủy bằng một chụp hay mão răng nên tiến hành ngay sau khi hoàn tất việc chữa tủy sẽ đem lại hiệu quả bảo vệ răng cao nhất, giúp đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng.

    Chế độ ăn uống hợp lý

    Hạn chế ăn thức ăn quá cứng, quá dai, quá nóng hoặc quá lạnh, nên nhai kỹ và chậm, hạn chế nhai ở ở răng đã chữa tủy để tránh gây nứt, vỡ răng.

    Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách

    Đánh răng và làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa ít nhất là 1 lần mỗi ngày, khám răng định kỳ để đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, phát hiện kịp thời sâu răng, biến chứng sau chữa tủy răng có thể xảy ra.

    Chăm sóc răng hợp lý sau chữa tủy là quan trọng

    Xem thêm: Cảnh Báo 5 Dấu Hiệu Ung Thư Nướu Răng Và Cách Điều Trị

    Chữa tủy răng đúng đối tượng, đúng quy trình và chăm sóc răng sau khi lấy tủy sẽ giúp giải quyết nỗi lo lấy tủy răng có đau không. Nếu bạn có những vấn đề về răng cần phải chữa tủy thì bạn có thể liên hệ với Guva ngay hôm nay để chúng tôi kịp thời hỗ trợ bạn với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp cùng những phương pháp, kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva