Việc nhổ răng hàm bị sâu là quyết định rất khó khăn bởi vì đây là răng vĩnh viễn. Các bác sĩ luôn cố gắng ưu tiên giữ lại răng cho bệnh nhân bằng những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp, răng hàm sâu quá nặng bắt buộc phải nhổ bỏ nếu không sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi răng hàm bị sâu nhẹ, chân răng vẫn còn nguyên vẹn, bác sĩ sẽ ưu tiên việc bảo tồn răng. Nếu răng chỉ sâu ở men răng, bác sĩ tiến hành vệ sinh, trám răng, hàn răng. Nếu răng hàm bị sâu vào trong tủy nhưng chưa gây hại đến chân răng và phần ngà còn nguyên các bác sĩ điều trị tủy và trám đầy chân răng. Ngoài ra có thể bọc răng sâu để bảo tồn răng.
Nếu không thể bảo tồn răng, các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng hàm bị sâu.Việc nhổ răng này chỉ được thực hiện khi tình trạng sâu đã quá nặng, không thể phục hồi. Đối với các trường hợp sâu cụt phần chân răng, sâu răng tụt lợi, viêm nha chu, răng khôn mọc lệch... có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng lân cận, toàn bộ răng sâu cũng sẽ bị nhổ bỏ.
Khi răng bị sâu quá nặng nếu không nhổ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
Răng bị sâu nặng sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội, đau từng cơn, đau kéo dài, đau thường xuyên về đêm, gây ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và sinh hoạt. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh không thể làm công việc nào khác, luôn cảm thấy mệt mỏi và bị suy nhược cơ thể.
Răng hàm bị sâu nặng sẽ gây đau nhức dữ dội cùng nhiều biến chứng khác
Nướu răng bị viêm nhiễm nặng, gây sưng tấy, chảy máu và mất liên kết với răng, khiến răng không còn được bao bọc.
Khi sâu răng tiến triển nặng, nó có thể gây tổn thương cho tủy răng. Vi khuẩn tấn công tủy răng có thể dẫn đến viêm tủy và kết quả là chết tủy. Khi tủy răng bị tổn thương, các dịch từ tủy răng có thể lan ra các vùng xung quanh, gây ra những vấn đề phức tạp khác như viêm xương hàm, viêm nang chân răng, u hạt, và nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu.
Tình trạng hôi miệng sẽ xuất hiện khi các loại vi khuẩn gây sâu răng bắt đầu lan rộng, xâm nhập đến những vùng khác như nướu răng, tủy răng,…Hôi miệng do sâu răng khiến người bị sâu răng tự ti, ngại giao tiếp, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
Những chiếc răng bị sâu có màu đen kèm theo vết mẻ hoặc vỡ sẽ gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh không tự tin khi giao tiếp.
Sau khi được bác sĩ chẩn đoán và xác định tình trạng răng sâu cần phải bỏ thì quy trình nhổ răng sâu thường được tiến hành theo các bước sau:
Bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng và gây tê cục bộ tại vùng nướu của răng sâu cần nhổ.
Sau khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ dùng các dụng cụ chuyên dụng như kìm, nạy… để nhổ răng một cách dễ dàng mà không gây đau đớn cho bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ dùng kìm và các dụng cụ chuyên dụng để nhổ bỏ răng sâu
Ngay sau khi răng được nhổ, bác sĩ sẽ đặt một miếng gạc sạch tại vị trí răng đã nhổ và yêu cầu bệnh nhân cắn lại để cầm máu. Nếu cần phải mổ nướu, quá trình mổ và khâu nướu sẽ được thực hiện để đảm bảo quá trình phục hồi hậu phẫu.
Sau khi nhổ răng hàm bị sâu, bạn có cần chăm sóc răng miệng đúng cách, hợp lý để vết thương mau lành và không bị biến chứng:
Sau khi nhổ răng 1 đến 2 ngày:
– Nghỉ ngơi sau khi nhổ răng.
– Thay gạc sau 30 phút đến 1 giờ để lấy máu đông hình thành sau nhổ.
– Không súc miệng.
– Có thể sử dụng paracetamol hoặc chườm lạnh để giảm đau.
– Không khạc nhổ, hút thuốc.
– Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nên thức ăn mềm, lỏng và nguội.
Sau khi nhổ từ 3 đến 10 ngày:
– Súc miệng bằng nước muối làm sạch khoang miệng.
– Đánh răng và vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng.
– Tái khám khi hấy có dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: Vì Sao Răng Khôn Bị Sâu Nặng? Có Nên Nhổ Không?
Răng sâu có thể được bảo tồn bằng những kỹ thuật khác nhau nếu răng chỉ bị sâu nhẹ và chân răng vẫn còn nguyên vẹn. Trong một số trường hợp nếu không nhổ răng hàm bị sâu có thể gây ra nhiều biến chứng như đau nhức, viêm lợi, viêm tủy răng, nhiễm trùng máu, hôi miệng… Việc điều trị răng sâu cần thực hiện sớm vì vậy bạn hãy liên hệ Guva để được tư vấn điều trị.