Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Răng bị sâu nhẹ thì nên làm gì? Có cần nhổ bỏ không?

Răng bị sâu nhẹ thì nên làm gì? Có cần nhổ bỏ không?

    Răng sâu là một trong những vấn đề phổ biến về sức khỏe răng miệng mà nhiều người đang phải đối mặt. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng mà còn khiến bạn ngại ngùng, tự ti trong giao tiếp hằng ngày. Trong bài viết này, Guva Dental sẽ cùng bạn tìm hiểu về răng sâu nhẹ, các giai đoạn phát triển của “con sâu răng” và giải đáp thắc mắc: Răng sâu nhẹ có nhất thiết phải nhổ hay không?

    Răng sâu là gì?

    Răng sâu, còn được gọi là lỗ sâu hay sâu răng, là tình trạng xâm nhập của vi khuẩn vào cấu trúc răng, gây tổn thương răng do sự tác động của acid. Vi khuẩn trong miệng tiêu hủy lượng đường và các loại thức ăn, tạo ra axit gây hỏng răng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sâu răng có thể lan rộng làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh, thậm chí là viêm nướu, viêm tủy,... gây ra đau đớn và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

    Răng sâu nhẹ

    Các giai đoạn phát triển của răng sâu

    Răng sâu phát triển thông qua các giai đoạn:

    Giai đoạn sâu men răng 

    Lúc này, vi khuẩn bắt đầu tấn công men răng, hình thành lỗ sâu nhỏ ở bề mặt răng. Bạn có thể quan sát thấy những đốm đen, nâu hoặc vàng. Và khi ăn những thức ăn cay nóng, bạn sẽ cảm nhận được cơn ê buốt nhẹ.

    Giai đoạn sâu ngà răng

    Vi khuẩn xâm nhập sâu hơn, lan rộng và nhanh chóng phá hủy lớp men răng còn lại, tạo thành lỗ sâu to rộng. Biểu hiện của giai đoạn này là cảm thấy đau nhức khi ăn uống các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh. Mảnh vụn thức ăn dễ bị rơi rớt vào lỗ sâu gây ra cảm giác khó chịu.

    Để ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục phát triển, bạn cần thăm khám bác sĩ nha khoa để được điều trị sớm.

    Giai đoạn viêm tủy 

    Khi vi khuẩn tấn công sâu đến tận tủy, người bệnh sẽ bị viêm tủy, gây ra nhiều cơn đau nhức hơn, thậm chí là viêm nướu, răng bị lung lay,... Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy và trám để khôi phục lại răng.

    Giai đoạn chết tủy

    Một khi tình trạng viêm tủy trở nên quá nặng, gây tổn thương chân răng và vùng chóp răng, tùy tình hình cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định có nên nhổ bỏ răng hay không và thay thế răng mới bằng phương pháp implant.

    Răng sâu nhẹ có cần nhổ không?

    Bạn sẽ không nhất thiết phải nhổ răng nếu thuộc các trường hợp sau:

    - Trong giai đoạn đầu, khi lỗ sâu mới hình thành và không ảnh hưởng nhiều tới men răng, bạn có thể không cần phải nhổ răng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp trám răng để ngăn chặn sự tiến triển của răng sâu.

    - Trong trường hợp răng bị sâu vào tủy nhưng chưa ảnh hưởng đến phần chân răng, ngà răng thì bệnh nhân sẽ được điều trị tủy và trám lại thân răng, cũng không bắt buộc phải nhổ bỏ toàn bộ răng.

    Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày và có thói quen ăn uống dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa tái phát tình trạng sâu răng.

    Răng sâu nhẹ có thể trám lại để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan

    Hậu quả khi không nhổ răng sâu nặng

    Nếu không điều trị răng sâu kịp thời, một khi răng bị sâu nặng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

    - Đau răng và nhức đầu: Răng sâu có thể gây ra đau nhức và khiến việc ăn uống trở nên khó khăn và không thoải mái. Nếu tình trạng đau răng trở nặng có thể lan rộng lên gây nhức đầu và các vấn đề về hàm mặt.

    - Mất thẩm mỹ: Những vết răng sâu màu nâu, đen khiến bạn mất tự tin khi cười nói, giao tiếp. Ngoài ra, bị sâu răng còn khiến hơi thở có mùi hôi.

    - Nhiễm trùng: Răng sâu khiến răng trở nên yếu và dễ bị nhiễm trùng. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào mô nướu và dây chằng, có thể gây viêm nhiễm và hủy hoại mô mềm xung quanh răng.

    - Mất răng: Nếu không điều trị kịp thời, răng sâu có thể làm ảnh hưởng đến phần chân răng, ăn sâu vào xương hàm hoặc gây ra các bệnh lý như tụt lợi, viêm nha chu,... khiến bạn buộc phải nhổ bỏ răng.

    Nhổ răng sâu có nguy hiểm không?

    Nhổ răng sâu thường được xem là một giải pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả. Quá trình nhổ răng đòi hỏi kỹ thuật chuyên nghiệp và cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, có thể có một số nguy hiểm tiềm ẩn khi nhổ răng sâu, bao gồm:

    - Nhiễm trùng: Quá trình nhổ răng không đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng và viêm nhiễm sau phẫu thuật.

    - Chảy máu: Nhổ răng có thể dẫn đến chảy máu dữ dội nếu không được kiểm soát đúng cách.

    - Ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm: Quá trình nhổ răng không cẩn thận có thể gây tổn hại cấu trúc xương hàm xung quanh vị trí nhổ răng.

    Việc nhổ răng sâu sẽ không quá nguy hiểm nếu được thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật, có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Đây cũng là lý do bạn cần tham khảo kỹ và đến nhổ răng tại những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn.

    Giải pháp ngăn ngừa sâu răng

    Ngăn ngừa sâu răng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Các giải pháp hiệu quả bao gồm:

    - Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

    - Hạn chế đường và thức ăn ngọt: Hạn chế sử dụng thức ăn và đồ uống có đường như bánh, kẹo, nước ngọt có gas,...

    - Kiểm tra, thăm khám định kỳ: Thăm khám nha khoa khoảng 6 tháng/1 lần để cạo vôi răng cũng như để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn thường xuyên, kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan.

    Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngừa sâu răng

    Lưu ý khi có răng sâu

    Khi bạn phát hiện có răng sâu hoặc có các triệu chứng liên quan, hãy nhớ các điểm sau:

    - Không tự điều trị: Không nên tự điều trị răng sâu tại nhà, hãy đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra và có phương pháp điều trị chính xác.

    - Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị và nhổ răng sâu.

    - Điều trị sớm: Điều trị răng sâu càng sớm càng tốt, không nên chủ quan để tránh xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.

    Xem thêm: Những điều cần biết về viêm tủy răng

    Răng sâu nhẹ có thể dẫn đến những hậu quả đáng kể nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Vì vậy, bạn cần phải nắm rõ thông tin về răng sâu, các giai đoạn phát triển của nó để lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên, phương pháp ngăn ngừa răng sâu hiệu quả nhất là vệ sinh răng miệng đúng cách và thăm khám định kỳ với bác sĩ nha khoa, giúp giữ hàm răng của bạn luôn khỏe mạnh, trắng sáng.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva