Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Răng bọc sứ có niềng được không?

Răng bọc sứ có niềng được không?

    Trong hành trình tìm kiếm một nụ cười hoàn hảo và hàm răng đều đẹp, nhiều người bắt đầu quan tâm đến việc kết hợp niềng răng và răng bọc sứ. Niềng răng và răng bọc sứ là hai phương pháp nha khoa phổ biến, được áp dụng rộng rãi để cải thiện vị trí và màu sắc của răng. Hãy cùng Guva Dental tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi “Răng bọc sứ có thể niềng hay không?” nhé!

    Răng bọc sứ có niềng được không?

    Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cần hiểu rõ về cách thức và mục tiêu của mỗi phương pháp. 

    Răng bọc sứ là phương pháp phục hình răng bằng cách mài răng thật làm cùi răng, sau đó gắn mão răng sứ lên trên, nhằm che phủ các khuyết điểm về màu sắc, hình dạng và kích thước của răng. 

    Trong khi đó, niềng răng là phương pháp điều chỉnh vị trí răng nhằm tạo ra một hàm răng cân đối, đều và đẹp mắt.

    Có thể khẳng định rằng răng bọc sứ không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng niềng răng. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ bọc răng sứ một vài chiếc thì việc kết hợp cả hai quy trình này là hoàn toàn khả thi.

    Đồng thời, việc kết hợp này đòi hỏi những yếu tố: mão răng sứ vẫn còn bền đẹp, cứng cáp, không bị sứt mẻ; cùi răng vẫn còn đủ khỏe để chịu được lực siết, kéo răng trong quá trình niềng.

    Tuy nhiên, không phải mọi ca bọc răng sứ đều có thể niềng răng. Bác sĩ sẽ phải chụp X-quang để kiểm tra rồi mới đưa kết luận cụ thể cho từng trường hợp. 

    Răng bọc sứ

    Trường hợp nào bọc sứ vẫn niềng được?

    Đối với những trường hợp bệnh nhân gặp phải vấn đề về màu sắc, hình dạng và kích thước răng, bọc sứ là một giải pháp tuyệt vời để tạo ra nụ cười hoàn hảo. Sau khi bọc sứ, nếu bạn muốn niềng răng thì phải xem xét các yếu tố dưới đây:

    Tình trạng cùi răng thật còn lại

    Trong quá trình bọc sứ, bác sĩ phải mài một phần răng thật, chỉ giữ lại cùi răng. Nếu phần cùi răng này vẫn còn nhiều và đủ khỏe thì mới có thể niềng răng. 

    Khi niềng răng, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên từng chiếc răng một hoặc chỉ định bạn đeo khay niềng. Nhưng do lực tác động lên răng sứ sẽ khác so với răng thật nên quá trình kéo răng có thể khiến răng sứ rơi ra, tệ hơn là bạn phải làm lại răng sứ sau khi niềng. Do đó, việc kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe cùi răng thật là rất quan trọng.

    Kỹ thuật bọc sứ có chuẩn, khít không

    Bạn có thể niềng răng sau khi bọc sứ hay không còn phụ thuộc vào tình trạng răng bọc sứ trước đó có được bọc kín, khít, chặt để bảo vệ cùi răng khỏe mạnh không. Nếu chất lượng bọc sứ chưa đủ tốt, bác sĩ sẽ chỉ định bọc sứ lại sau đó mới niềng răng được.

    Kế hoạch kéo, siết răng

    Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng răng lộn xộn, khấp khểnh, hô, móm nặng khiến răng phải dịch chuyển một quãng dài, bác sĩ sẽ phải kiểm tra và cân nhắc thật cẩn thật để đảm bảo sau khi niềng răng, chân răng của bạn vẫn khỏe mạnh, không bị lung lay hay bật ra khỏi hàm.

    Khi nào nên niềng răng và khi nào nên bọc sứ?

    Quyết định niềng răng hoặc bọc sứ phụ thuộc vào tình trạng của răng và mục tiêu cá nhân của từng bệnh nhân. Dưới đây là một số tình huống thường gặp khi nên niềng răng và khi nên bọc sứ:

    • Bạn nên niềng răng khi: Niềng răng thường thích hợp cho những trường hợp răng mọc lộn xộn, răng hô, hoặc các vấn đề liên quan đến vị trí của răng.

    Nên niềng răng khi răng mọc lệch, lộn xộn

    • Bạn nên bọc sứ khi: Bọc sứ là lựa chọn tốt khi màu sắc răng không đều, bị nứt, mẻ hoặc gãy, răng bị hỏng một phần, hoặc có các khuyết điểm về hình dạng. Bọc sứ cũng là giải pháp cho những ai mong muốn nâng cao thẩm mỹ và tự tin trong nụ cười.

    Nên bọc sứ khi răng bị sứt mẻ

    Phương pháp niềng răng nào tốt nhất sau khi bọc sứ?

    Khi bạn đã hoàn tất quá trình bọc sứ, việc chọn phương pháp niềng răng phù hợp là điều quan trọng. Hiện nay, có hai phương pháp niềng răng phổ biến và hiệu quả sau khi bọc sứ là:

    • Niềng răng mắc cài (kim loại, sứ hoặc pha lê): Đây là một phương pháp niềng răng sử dụng mắc cài gắn lên từng răng, sau đó kết hợp các khí cụ khác tạo ra lực kéo để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp niềng răng này, việc gắn mắc cài lên răng có thể sẽ gây hư hại đến bề mặt sứ, hoặc lực kéo quá mạnh khiến mão răng sứ rơi ra ngoài. Do đó, bạn cần cân nhắc thật cẩn thận nếu lựa chọn niềng răng mắc cài sau khi bọc sứ.

    • Niềng răng trong suốt (Invisalign): Sử dụng chuỗi những khay niềng trong suốt được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân. Những khay niềng sẽ được đánh số thứ tự và bạn sẽ sử dụng lần lượt chúng đến khi hết toàn bộ. Đây được xem là phương pháp niềng răng tối ưu nhất sau khi bọc răng sứ, vì khay niềng ôm sát vào răng, không gây tổn hại đến bề mặt sứ, giữ được độ bền đẹp của răng sứ trong quá trình niềng.

    Xem thêm: Có nên bọc răng sứ thẩm mỹ không?

    Việc kết hợp niềng răng và răng bọc sứ là một giải pháp hiệu quả để đạt được nụ cười hoàn hảo và hàm răng đều đẹp. Trong nhiều trường hợp, răng bọc sứ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng niềng răng, và việc kết hợp cả hai phương pháp này giúp đem lại kết quả ấn tượng. Trước khi quyết định thực hiện bất kỳ quy trình nào, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng răng của mình. Chúc bạn luôn có nụ cười rạng ngời tự tin!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva