Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Răng yếu có niềng được không? Phương pháp chỉnh nha nào hiệu quả nhất

Răng yếu có niềng được không? Phương pháp chỉnh nha nào hiệu quả nhất

    Niềng răng là phương pháp được nhiều người sử dụng phổ biến hiện nay để cái thiện những khuyết điểm giúp bạn có một nụ cười tự tin hơn. Tuy nhiên với tình trạng răng yếu có niềng được không hãy cùng Guva tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

    Các tác nhân dẫn đến tình trạng răng yếu

    Vì sao răng yếu?

    Trong quá trình ăn uống và hoạt động thường ngày răng dễ bị xỉn màu, ê buốt, đau nhức,... đây có thể là biểu hiện của tình trạng răng yếu. Vậy nguyên nhân do đâu làm răng bị yếu, cùng điểm qua các nguyên nhân chính sau đây:

    Do bẩm sinh

    Trong trường hợp răng yếu do bẩm sinh chủ yếu là từ quá trình mang thai bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, canxi,...Dẫn đến, từ lúc sinh ra lớp men răng bên ngoài không đủ cứng để bảo vệ răng cũng như tránh ngà răng, tủy răng với bên ngoài. Làm răng bị yếu đi, dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng và cảm thấy ê buốt, đau nhức mỗi khi ăn uống các thực phẩm quá lạnh, quá nóng hoặc có tính axit.

    Ảnh hưởng từ hoạt động sống hằng ngày

    Quá trình ăn uống: Thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate, đường, axit rất dễ dẫn đến tình trạng men răng bị mòn, làm răng yếu đi.

    Thói quen vệ sinh răng:

    • Không thường xuyên vệ sinh răng miệng: Các mảng bám thức ăn chưa được làm sạch bám trên bề mặt, kẽ răng dẫn đến tình trạng sâu răng.

    • Sử dụng tăm xỉa răng: đầu nhọn của tăm xỉa răng dễ làm tổn thương nướu răng dẫn đến chảy máu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển tại vết thương hở gây nên tình trạng viêm nướu.

    • Cách chải răng: dùng lực chải răng quá mạnh, hướng chải răng sai cách làm tổn thương nướu, mòn men răng. Chải răng theo chiều dọc sẽ có hiệu quả làm sạch tốt hơn cho răng của bạn.

    Do chịu tác động từ các bệnh lý bên trong cơ thể

    Tuyến nước bọt hoạt động kém dẫn đến khô miệng ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai trở nên khó nuốt và nghiền nhỏ thức ăn do chưa được làm ẩm. Các mãnh thức ăn rời rạc, dễ bị mắc lại trên ở những khoé răng, vì vậy gây ra sâu răng, mòn men răng.

    Các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, axit trong dạ cao dày làm men răng suy yếu và mòn.

    Giải đáp vấn đề răng yếu có niềng được không?

    Đối với tình trạng chân răng yếu có niềng được hay không?

    Trong các phương pháp chỉnh nha hiện nay, thì phương pháp niềng răng được xem là có hiệu quả tối ưu nhất. Vậy răng yếu có niềng được không là thắc mắc của nhiều bạn. 

    Trên thực tế, bác sĩ sẽ xem xét vào tình trạng răng yếu ở mức độ nào mà tư vấn có nên hay không niềng răng. Nếu răng yếu ở mức độ nhẹ vẫn bạn vẫn có thể niềng răng nhưng tùy vào trường hợp mà nên lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp.

    Đối với tình trạng răng khỏe thì quá trình dịch chuyển răng sẽ dễ được kiểm soát hơn. Trường hợp răng yếu thì trong quá trình dịch chuyển khó kiểm soát, dễ làm cho răng bị di chuyển sai lệch so với phác đồ điều trị ban đầu và có thể làm hỏng răng. Răng yếu tương đối khó niềng, do đó cần tìm đến các cơ sở cũng như bác sĩ chuyên môn mà kinh nghiệm dày dặn. 

    Vậy nên, đối với tình trạng răng yếu, bạn nên đến các nha khoa niềng răng uy tín, nơi có các bác sĩ tay nghề cao để thăm khám để có thể chẩn đoán chính xác sức khỏe răng và tư vấn phương pháp tốt nhất cho bạn.

    Phương pháp niềng răng chỉ định cho răng yếu 

    Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng hiện đại và tân tiến hơn rất nhiều so với nhiều năm về trước. Sau đây các phương pháp niềng răng thể áp dụng cho niềng răng cho răng yếu nếu được bác sĩ chỉ định.

    Niềng răng mắc cài

    Phương pháp niềng răng mắc cài được xem là phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay. Với cách thức hoạt động là sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, dây chun,... được gắn lên bề mặt răng. Quá trình siết răng, kéo dây cung tạo lực cho răng dịch chuyển để điều chỉnh răng khắc phục các tình trạng răng. 

    Các loại niềng răng bằng mắc cài: niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, mắc cài kim loại tự đóng, mắc cài sứ, mắc cài sứ tự đóng, mắc cài kim loại mặt trong.

    Lưu ý:

    • Với tình trạng răng yếu, việc siết răng dễ làm răng vỡ, mất răng, bật chân răng. Vì vậy, cần lựa chọn các cơ sở cũng như bác sĩ có tay nghề cao thì sẽ điều chỉnh một cách hợp lý để hiệu quả niềng răng được đảm bảo và an toàn.

    • Vệ sinh răng sạch sẽ, loại bỏ các mảng bám thức ăn trên răng, kẽ răng và mắc cài tránh các bệnh lý về răng miệng.

    • Hạn chế  sử dụng các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh, hay đồ ăn dai, cứng và các thực phẩm có chứa carbohydrate và axit gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

    Niềng răng trong suốt

    Với tính thẩm mỹ cao, phương pháp niềng răng trong suốt đã được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Bằng cách sử dụng các khay niềng trong suốt để dịch chuyển răng đến vị trí mong muốn. Các khay niềng này được thiết kế riêng theo dấu răng  của bạn và sẽ dịch chuyển dần theo từng khay niềng từng chút một theo phác đồ điều trị. Thông thường, mỗi ca niềng răng loai khay niềng này sẽ cần sử dụng từ 20 đến 40 khay niềng.

    Lưu ý:

    • Cần vệ sinh khay niềng thường xuyên, không ngâm khay niềng trong nước nóng hoặc hóa chất tẩy rửa. Sử dụng bàn chải lông mềm và nhẹ nhàng chải khay niềng, không dùng lực mạnh tránh gãy khay niềng.

    • Tương tự như chế độ niềng răng mắc cài cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng cần.

    Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về răng yếu có niềng được không?

    Răng yếu, nhạy cảm thường xuyên bị ê buốt có niềng được không?

    Thường xuyên xuất hiện cơn đau ê buốt khi gặp nóng, lạnh, chua… đây là biểu hiện của men răng mỏng dẫn đến răng nhạy cảm. Vậy câu hỏi đặt ra là răng ê buốt, răng yếu có niềng được không?

    Nếu nguyên nhân dẫn đến men răng yếu là do chế độ chăm sóc răng kém hay chế độ ăn uống thiếu chất thì bạn có thể thay đổi để hồi phục, nếu có mong muốn chỉnh nha. Tuy nhiên, trong trường hợp răng yếu do bẩm sinh thì bạn cần phải xét kỹ về niềng răng, bạn nên thăm khám bác sĩ để đánh giá chuyên sâu, làm rõ tình trạng răng trước khi niềng. 

    Sử dụng kem đánh răng có chứa các hoạt chất phục hồi men răng, bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng giúp răng chắc khỏe. Sau khi tình trạng răng yếu được ổn định, men răng đã được phục hồi thì bạn có thể niềng răng như bình thường.

    Răng bị sâu, viêm tủy có niềng được hay không?

    Tùy thuộc vào tình trạng và số lượng sâu răng mà có thể đưa ra đánh giá có niềng được hay không. Nếu số lượng răng là một hay 1 vài chiếc và tình trạng sâu nhẹ, thì   chỉ cần điều trị sâu và trám răng lại, sau đó vẫn có thể niềng được bình thường.

    Trong trường hợp  quá nhiều răng bị sâu, răng yếu, viêm tủy, hư hỏng nặng, khả năng chịu lực kéo răng kém thì khó có thể niềng răng được. Trường hợp này, phương pháp tối ưu hơn là bạn có thể bọc sứ để bảo vệ răng đồng thời vẫn giúp răng đều đặn, trắng sáng, giảm hô móm. Như vậy chân răng yếu có niềng được không còn phục thuộc vào mức độ và số lượng răng sâu.

    Răng yếu do bị viêm nướu, viêm nha chu có niềng được hay không?

    Nếu răng đang trong tình trạng bị viêm nướu, trước khi thực hiện niềng răng bạn cần điều trị dứt điểm vấn đề này. Tuy nhiên, nếu răng bị viêm nướu hay nha chu nặng, cấu trúc kết nối giữa nướu và chân răng lỏng lẻo, răng sẽ không chịu được lực tác động khi niềng vậy nên không thể thực hiện niềng răng được. Trường hợp răng bị yếu do viêm nướu, viêm nha chu nhẹ có thể điều trị sau đó mới có thể niềng.

    Đối với các trường hợp răng yếu khi bị ê buốt, sâu nhẹ hay viêm nướu thì có thể điều trị các vấn đề này trước và vẫn có thể tiến hành niềng răng. Còn các trường hợp nặng thì cần phải thăm khám để kiểm tra tình trạng răng để có câu trả lời chính xác nhất.

    Xem thêm: Niềng Răng Có Làm Răng Yếu Đi Không?

    Trên đây là tổng hợp các thông liên quan đến vấn đề răng yếu có niềng răng được không mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Liên hệ hay với nha khoa Guva để được tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề sức khỏe răng miệng nhé.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva