Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Tại sao lại bị tụt lợi khi niềng răng? Làm thế nào để khắc phục?

Tại sao lại bị tụt lợi khi niềng răng? Làm thế nào để khắc phục?

    Trong quá trình niềng răng, không ít người gặp phải vấn đề không mong muốn là bị tụt lợi. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hoặc gây phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng Guva Dental tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng tụt lợi nhé!

    Tụt lợi khi niềng răng là gì?

    Tụt lợi, hay còn gọi là tụt nướu, là tình trạng chân răng bị lộ ra do phần lợi di chuyển sâu vào trong chân răng hoặc bị mất dần. Quá trình này diễn ra chậm rãi, từ từ nên thời gian đầu, nhiều bệnh nhân sẽ không để ý, nhưng càng về sau sẽ lộ ra rõ ràng hơn.

    Hiện tượng này thường xảy ra trong quá trình niềng răng. Biểu hiện khi bị tụt lợi là:

    - Phần lợi thu nhỏ dần và chân răng lộ ra nhiều hơn, làm răng trông to và dài hơn so với các răng còn lại.

    - Nướu bị sưng đỏ, lúc đánh răng thường bị chảy máu.

    - Răng bị yếu, lung lay nhẹ, thường bị ê buốt khi ăn thực phẩm nóng hoặc lạnh.

    - Hơi thở có mùi khó chịu.

    Bị tụt lợi khi niềng răng

    Nguyên nhân tụt lợi khi niềng răng

    Vệ sinh răng miệng không đúng cách

    Chải răng không đúng cách hoặc dùng lực quá mạnh có thể làm tổn thương đến phần chân răng và nướu răng. Một khi nướu bị thương tổn, dễ dẫn đến sưng đau, chảy máu, dần dần sẽ khiến phần lợi bị tiêu giảm, chân răng lộ ra nhiều hơn. Đây chính là dấu hiệu của hiện tượng tụt lợi.

    Mắc các bệnh lý răng miệng trước hoặc trong khi niềng răng

    Nếu bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý trước hoặc trong khi niềng răng như: viêm chân răng, viêm nha chu,... nhưng chưa được điều trị dứt điểm thì có thể gây ra hiện tượng tụt lợi. Trước khi niềng răng, bạn nên đề nghị bác sĩ kiểm tra kỹ tình trạng răng miệng và điều trị dứt điểm những bệnh lý trên (nếu có).

    Lực siết răng mạnh

    Trong quá trình niềng răng, nếu bác sĩ điều chỉnh lực siết răng quá mạnh, gây áp lực lên nướu thì có thể gây tụt lợi. Để phòng tránh trường hợp này, đòi hỏi tay nghề bác sĩ chỉnh nha phải có kiến thức chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

    Sự hình thành của cao răng

    Khi ăn uống, các mảnh vụn thức ăn sẽ dính vào kẽ răng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì lâu ngày những mảnh vụn này sẽ tích tụ thành cao răng. Cao răng càng phát triển dày đặc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, dẫn đến tụt lợi.

    Chế độ ăn uống không khoa học

    Nếu bạn thường xuyên ăn quá nhiều thực phẩm dai, cứng,... thì không chỉ khiến mắc cài bị bung mà còn ảnh hưởng đến răng và nướu, có thể làm răng bị lung lay và tụt lợi.

    Tác hại khi bị tụt lợi trong quá trình niềng răng

    Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt

    Khi bị tụt lợi, phần lợi (nướu) sẽ bị tiêu giảm, dẫn đến chân răng lộ ra nhiều hơn, làm cho kích thước răng dài hơn so với những răng khác, không cân xứng, khiến bạn cảm thấy ngại khi giao tiếp, cười nói.

    Răng bị yếu, nhạy cảm

    Nếu bệnh nhân bị tụt lợi, phần chân răng sẽ lộ ra, đồng nghĩa với việc ngà răng không được bảo vệ, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Biểu hiện của tình trạng này là răng bị ê buốt khi ăn thức ăn nóng hay lạnh, cực kỳ bất tiện trong cuộc sống hằng ngày.

    Gây ra các bệnh lý răng miệng

    Một khi bị tụt lợi, phần lợi tiêu giảm khiến kẽ răng bị thưa. Khi ăn nhai, thức ăn rất dễ bám vào các khe hở này, nếu không được vệ sinh kỹ càng thì sẽ gây nên các bệnh lý như: sâu răng, viêm nha chu,...

    Mất răng

    Mất răng vĩnh viễn là một trong những tác hại nguy hiểm mà tụt lợi gây nên. Khi phần lợi xung quanh chân răng bị tiêu giảm, chân răng sẽ không được bảo vệ và dần dần bị suy yếu, dẫn đến lung lay, tệ nhất là có thể mất răng.

    Nguyên nhân và tác hại khi bị tụt lợi trong quá trình niềng răng

    Cách phòng tránh và điều trị tụt lợi khi niềng răng

    Trường hợp tụt lợi nhẹ

    Nếu bạn chỉ bị tụt lợi nhẹ, răng không bị lung lay hay ê buốt thì bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng. Sau khi loại bỏ cao răng và mảng bám, mô nướu sẽ có môi trường thuận lợi để có thể hồi phục lại. Lúc này, bạn chỉ cần chăm sóc bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm.

    Trương trường hợp răng bị ê buốt thường xuyên, bạn có thể sử dụng kem đánh răng có tác dụng giảm ê buốt theo chỉ định của bác sĩ.

    Trường hợp tụt lợi nặng

    Nếu bệnh nhân bị tụt lợi nặng, chân răng lộ ra nhiều và răng có dấu hiệu lung lay thì có thể tham khảo giải pháp phẫu thuật cấy ghép mô nướu. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng phần niêm mạc ở khu vực kế cận để phục hồi lại phần lợi đã bị tiêu giảm. Nếu áp dụng biện pháp này, bạn sẽ mất khoảng 2 tháng đến 1 năm để vết thương khôi phục hoàn toàn.

    Cách phòng tránh tụt lợi khi niềng răng

    Xem thêm: Bàn Chải Kẽ Răng Có Thực Sự Hiệu Quả?

    Hiện tượng tụt lợi khi niềng răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh lý này. Lời khuyên từ Guva là hãy luôn quan sát những biểu hiện tụt lợi trên răng từ sớm để phát hiện và can thiệp kịp thời. Nếu còn có bất cứ vấn đề gì về vấn đề tụt lợi trong quá trình niềng răng, hãy liên hệ Guva Dental để được tư vấn cụ thể nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva