Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Có cần phải đeo hàm duy trì suốt đời? Trường hợp nào phải áp dụng?

Có cần phải đeo hàm duy trì suốt đời? Trường hợp nào phải áp dụng?

    Đeo hàm duy trì là bước quan trọng sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha. Sau khi đã tháo các khí cụ niềng răng, bệnh nhân phải đeo hàm duy trì để cố định răng tại các vị trí mới. Tùy thuộc vào từng tình trạng mà mỗi “đồng niềng” sẽ có một khoảng thời gian đeo hàm duy trì khác nhau. Vậy, liệu có trường hợp nào phải đeo hàm duy trì suốt đời không? Những trường hợp nào thì phải áp dụng như vậy? Cùng Guva Dental tìm hiểu nhé!

    Hàm duy trì là gì? 

    Hàm duy trì là một khí cụ chỉnh nha được sử dụng sau khi bệnh nhân đã tháo niềng, có tác dụng giữ răng ổn định tại vị trí mới, duy trì kết quả niềng răng.

    Rất nhiều người cho rằng quá trình niềng răng đã hoàn toàn kết thúc sau khi tháo niềng. Tuy nhiên trên thực tế, sau khi đã tháo mắc cài, bệnh nhân phải đeo hàm duy trì một khoảng thời gian để ổn định răng tại vị trí mới trên cung hàm, giúp răng không bị chạy lại, đảm bảo việc niềng răng đem lại hiệu quả tốt nhất. Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người.

    Hàm duy trì là gì?

    Các loại hàm duy trì hiện nay

    Hiện nay, trên thị trường có những loại hàm duy trì phổ biến sau:

    Hàm duy trì cố định

    Bác sĩ sẽ gắn dây duy trì vào mặt sau răng bằng vật liệu Composite, giúp giữ răng cố định đúng vị trí.

    Không phải bệnh nhân nào cũng đều có thể áp dụng phương pháp này vì còn tùy thuộc vào tình trạng khớp cắn của mỗi người. Trong trường hợp phải gắn hàm duy trì cố định, bệnh nhân phải vệ sinh răng mỗi ngày thật kỹ để tránh mắc phải những bệnh lý răng miệng.

    Hàm duy trì cố định

    Hàm duy trì tháo lắp

    Khay trong suốt (Hàm duy trì tháo lắp trong suốt)

    Bác sĩ sẽ lấy mẫu răng và thiết kế cho bạn 2 hàm duy trì phù hợp. Đây là loại hàm duy trì được nhiều người lựa chọn vì có tính thẩm mỹ cao, có thể đeo khi ra ngoài, đồng thời hàm trong suốt còn có thể tháo lắp khi ăn uống hay khi vệ sinh khay, rất tiện lợi cho người sử dụng.

    Cũng bởi vì ưu điểm dễ tháo lắp nên nhiều bệnh nhân quên đeo thường xuyên, bạn hãy lưu ý đeo hàm duy trì liên tục theo đúng chỉ định của bác sĩ để giữ răng luôn đều đẹp nhé!

    Hàm duy trì tháo lắp trong suốt

    Hàm duy trì tháo lắp kim loại

    Loại hàm duy trì này không được yêu thích bằng khay nhựa trong suốt do lúc đeo sẽ để lộ dây cung kim loại. Tuy nhiên, nó vẫn sở hữu những ưu điểm như: có thể tháo lắp để bạn tiện ăn uống và vệ sinh dễ dàng.

    Hàm duy trì tháo lắp kim loại

    Có cần phải đeo hàm duy trì suốt đời không?

    Rất ít bệnh nhân phải đeo hàm duy trì suốt đời, trường hợp đặc thù này chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 2%. Sau khi tháo niềng, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng răng, xương hàm của bạn để chỉ định phải đeo hàm duy trì bao lâu.

    Trường hợp cần phải đeo hàm duy trì suốt đời là khi răng và xương hàm của bệnh nhân quá yếu, khó có thể tự ổn định nếu ngừng đeo hàm duy trì. Nếu tháo hàm duy trì, răng rất dễ dịch chuyển lại về vị trí cũ. Nếu không may rơi vào trường hợp này, Guva Dental khuyên bạn hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo kết quả tốt nhất.

    Thời gian đeo hàm duy trì

    - 6 tháng đầu sau khi tháo niềng: Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên nên đeo hàm duy trì liên tục cả ngày lẫn đêm trong khoảng thời gian này, chỉ tháo ra khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. 

    - 1 - 2 năm tiếp theo: Bạn có thể giảm tần suất đeo lại, chỉ cần đeo vào ban đêm khi đi ngủ.

    - Năm thứ 3 đến suốt đời: Bệnh nhân có thể đeo cách ngày 3 - 4 ngày/tuần.

    Thời gian đeo hàm duy trì

    Những lưu ý khi đeo hàm duy trì sau niềng răng

    Tuân thủ chỉ định của nha sĩ

    Khi được cung cấp hàm duy trì, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng sao cho chính xác.

    Bệnh nhân nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đảm bảo đeo hàm hằng ngày đủ thời gian cần thiết.

    Đeo hàm duy trì đúng cách, phù hợp

    Hãy đảm bảo rằng bạn đeo hàm duy trì theo đúng hướng dẫn của nha khoa. Hàm duy trì nên khớp với hình dáng răng, không bị cộm cấn hay lỏng lẻo. 

    Bảo quản và vệ sinh

    Giữ vệ sinh cho hàm duy trì là việc rất quan trọng để tránh vi khuẩn và mảng bám tích tụ. Bạn nên làm sạch hàm duy trì bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn hoặc ngâm trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Khi không sử dụng, hãy cất giữ hàm duy trì trong hộp đựng để bảo quản tốt hơn. Nếu hàm duy trì bị mất hoặc hỏng, cần phải báo cho bác sĩ ngay.

    Xem thêm: Quy Trình Niềng Răng Trải Qua Bao Nhiêu Bước?

    Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Có cần phải đeo hàm duy trì suốt đời không?” đồng thời biết thêm những thông tin bổ ích xoay quanh việc đeo hàm duy trì. Để đảm bảo có quy trình niềng răng đạt chuẩn và được thiết kế hàm duy trì phù hợp nhất với tình trạng răng của mình, hãy liên hệ Nha khoa Guva để được tư vấn kỹ hơn nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva