Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Mọc răng khôn hàm dưới có nên nhổ không?

Mọc răng khôn hàm dưới có nên nhổ không?

    Mọc răng khôn hàm dưới là một trong những nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Không chỉ mang lại cơn đau đớn mà còn khiến cho đời sống, sinh hoạt của bạn bị ảnh hưởng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn lý giải có nên nhổ răng khôn hàm dưới bên trái không? Cùng theo dõi nhé!

    Dấu hiệu khi mọc răng khôn hàm dưới

    Răng khôn hàm dưới bên trái là một trong những chiếc răng mọc muộn nhất ở trong cung hàm. Tuy nhiên, quá trình này lại gây ra các triệu chứng sưng đau, khó chịu. Dưới đây là một số triệu chứng xuất hiện khi răng khôn hàm dưới mọc:

    • Vùng góc hàm bên dưới góc trái đau: Những cơn đau sẽ gia tăng dần lên và diễn ra trong quá trình mọc răng khôn. Có một số cơn đau xuất hiện các phản ứng hạch vùng góc hàm trái.

    • Vùng nướu bị sưng đỏ: Do mọc sau cùng nên răng khôn trồi lên vùng nướu, khiến vùng này bị đỏ, sưng tấy. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nướu bị sưng đỏ.

    • Vùng lợi khó mở nên gây hôi miệng: Mọc răng khôn hàm dưới gây ra cơn đau nhức khiến cho bạn gặp khó khăn trong quá trình cử động cơ miệng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào khoang miệng, gây viêm nhiễm, tạo mùi hôi khó chịu.

    • Xuất hiện cơn sốt cao: Trong một số trường hợp, bạn có thể bị sốt khi mọc răng khôn hàm dưới. Do vi khuẩn tích tụ trong mảng bám, gây viêm vùng nướu. Do đó, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với tình trạng viêm, gây ra cơn đau nhức kèm theo sốt.

    Mọc răng khôn hàm dưới sẽ xảy ra những triệu chứng nào?

    Bí quyết giảm đau khi mọc răng khôn hàm dưới

    Nếu gặp tình trạng đau nhức do mọc răng khôn hàm dưới, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm thiểu cơn đau hiệu quả:

    • Uống thuốc giảm đau: Tốt nhất, sau khi nhận thấy cơn đau, bạn nên uống các loại thuốc giảm đau thông thường như aspirin, paracetamol,... Hơn nữa, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng.

    • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối ấm có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch, giảm viêm cho nướu. Bạn có thể súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra và lặp lại quá trình này vài lần mỗi ngày.

    • Chườm đá lạnh lên vùng sưng đau: Đá lạnh làm giảm sưng, đau cho vùng má bị ảnh hưởng bởi vùng răng khôn hàm dưới đang mọc. Bạn có thể bọc đá lạnh bằng khăn sạch, đặt lên má bên ngoài trong khoảng 15 phút và lặp lại.

    • Ăn các thực phẩm mềm: Mọc răng khôn hàm dưới, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm cứng, cay, nóng chua,... Vì chúng có thể gây kích thích, làm tổn thương cho vùng nướu. Thay vào đó, bạn nên ăn những thức ăn mềm, lỏng như sữa chua, kem, sinh tố, cháo, súp,...

    Chườm đá lạnh lên vùng răng bị sưng đau

    Mọc răng khôn hàm dưới nên làm gì?

    Nếu phát hiện bạn đang mọc răng khôn hàm dưới, bạn nên làm những điều sau đây:

    • Kiểm tra tình trạng răng khôn bằng cách nhìn vào gương. Nếu răng khôn mọc thẳng và không gây ra các vấn đề như mọc lệch, mọc ngầm, viêm nhiễm,... bạn vẫn có thể chăm sóc răng bình thường.

    • Vệ sinh răng khôn thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi ngày. Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn, mảng bám hiệu quả. Bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm hoặc súc miệng thường xuyên để ngăn ngừa sâu răng, viêm nhiễm.

    • Khám nha sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng răng khôn và phát hiện các biến chứng có thể xảy ra.

    • Nếu răng khôn xuất hiện các triệu chứng sưng viêm, sốt cao, bạn nên đến bác sĩ để thăm khám về tình trạng răng mọc và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.

    Bạn nên khám nha sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng răng khôn

    Có nên nhổ răng khôn hàm dưới không?

    Việc nhổ răng khôn hàm dưới không phải bắt buộc mà tùy thuộc vào tình trạng răng mọc của bạn. Nếu răng khôn mọc thẳng, không gây đau, sưng viêm cho vùng khác bạn không cần phải lo lắng.

    Tuy nhiên, nếu gặp các trường hợp sau đây, bạn có thể nên nhổ răng khôn như sau:

    • Răng khôn mọc lệch, chen chúc, mọc ngầm trong xương hàm, gây ra các biến chứng và ảnh hưởng đến răng bên cạnh.

    • Răng khôn mắc bệnh nha chu hoặc sâu răng, lan sang các răng bên cạnh, gây mất răng và nhiễm trùng hệ thống.

    Răng khôn hàm dưới mọc ngầm có tác hại như thế nào?

    Răng khôn hàm dưới mọc ngầm là tình trạng răng khôn không thể mọc lên bề mặt lời hoặc chỉ mọc lên một phần, do bị kẹt hoặc chèn trong xương hàm. Răng khôn hàm dưới mọc ngầm có thể gây ra những tác hại như sau:

    • Viêm nướu trùm lợi: Biến chứng phổ biến khi răng khôn hàm dưới mọc ngầm, do phần lợi bị trùm lên răng khôn, tạo ra triệu chứng đau nhức, sưng tấy, chảy máu, hôi miệng,...

    • Sâu răng số 7: Răng khôn mọc ngầm có thể làm tổn thương răng số 7, do áp lực hoặc gây đau nhức, mất răng hoặc nhiễm trùng.

    • Bệnh viêm nha chu: Trường hợp răng khôn mọc bất thường, khiến thức ăn nhồi nhét dẫn đến các bệnh lý nha chu.

    • Răng khôn mọc chen chúc: Răng mọc không đủ chỗ, dẫn đến xô lệch, ảnh hưởng răng số 7, thậm chí gây mất răng số 7.

    Răng khôn mọc chen chúc, xô lệch ảnh hưởng răng số 7

    Xem thêm: Vì Sao Răng Khôn Bị Sâu Nặng? Có Nên Nhổ Không?

    Trên đây là giải đáp thắc mắc mọc răng khôn hàm dưới có nên nhổ không? Lời khuyên tốt nhất của Nha khoa Guva dành cho bạn là hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành thực hiện kỹ thuật này, để tránh biến chứng xảy ra.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva