Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không?

Trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không?

    Răng hàm có vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn cũng như giúp cân đối cấu trúc xương hàm. Một số trường hợp trẻ 6 tuổi phải nhổ răng hàm do răng bị sâu hoặc gãy rụng. Do đó nhiều cha mẹ lo lắng trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không? Trong bài viết này Guva Dental sẽ giải đáp cho ba mẹ.

    Răng hàm là gì?

    Răng hàm, hay còn được gọi là răng cối, nằm ở các vị trí bên trong cùng của hàm, tức là ở vị trí số 4, 5 (hai răng hàm nhỏ) và 6, 7, 8 (ba răng hàm lớn) ở cả hàm trên và hàm dưới. Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho xương hàm được cân đối và thực hiện chức năng quan trọng của việc nhai và nghiền thức ăn trước khi chuyển thức ăn vào hệ tiêu hóa.

    Răng hàm nằm ở vị trí số 4, 5, 6, 7 và 8 trong cung hàm

    Về cấu trúc, răng hàm có kích thước lớn hơn so với các răng khác. Mỗi chiếc răng bao gồm hai phần chính là phần thân răng và chân răng, được tách ra bởi cổ răng. Phần thân răng nằm ở phía trên cổ răng và có 5 mặt khác nhau: mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong và hai mặt bên. Đặc biệt, mặt nhai là mặt lớn nhất và tiếp xúc chặt chẽ với các răng đối diện, đảm nhận vai trò quan trọng trong quá trình nhai và nghiền thức ăn. Chính vì vai trò quan trọng này mà ba mẹ lo lắng trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không.

    Trẻ mọc răng hàm khi nào?

    Để giải đáp thắc mắc 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không ba mẹ cần hiểu quá trình mọc răng hàm của trẻ như thế nào.

    Trẻ em sẽ bắt đầu mọc răng từ 6 tháng tuổi, bắt đầu từ răng cửa, răng nanh và sau đó là răng hàm. Đến khi 24 tháng tuổi, trẻ sẽ có đủ một hàm răng sữa gồm 20 răng, trong đó đã có 8 răng hàm chính là răng hàm số 4 và 5.

    Khi được 24 tháng tuổi trẻ đã mọc được 8 răng hàm số 4 và 5

    Từ 6 đến 12 tuổi là lúc trẻ thay răng sữa. Lúc này trẻ sẽ mọc thêm răng hàm số 6 và răng hàm số 7 ở hai bên của cả 2 hàm trên và dưới, tổng cộng mọc thêm là 8 răng.

    Từ 17 đến 25 tuổi sẽ mọc thêm 4 răng hàm nữa chính là răng số 8 hay còn gọi là răng khôn. Như vậy trong suốt quá trình mọc và thay răng, tổng số răng vĩnh viễn của trẻ sẽ là 32 chiếc, bao gồm 16 chiếc ở hàm trên và 16 chiếc ở hàm dưới.

    Trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không?

    Như đề cập ở trên thì răng hàm có vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai và giúp cân đối xương hàm. Tuy nhiên răng hàm bị sâu là vấn đề thường gặp ở trẻ và trong nhiều trường hợp cần nhổ bỏ để tránh các biến chứng nguy hiểm. Lúc này, ba mẹ lo lắng bé 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không?

    Răng hàm có vai trò quan trọng vì vậy ba mẹ thường lo lắng trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không

    Theo quá trình tự nhiên phát triển của cơ thể con người, răng ở vị trí số 4 và 5 thường sẽ rụng trong khoảng từ 6 đến 12 tuổi để tạo đường cho răng mới mọc lên. Răng vĩnh viễn sẽ thay thế những vị trí này, mang lại độ cứng cáp và cải thiện chức năng nhai của trẻ.

    Tuy nhiên, quá trình mọc răng có thể biến đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng bé. Nói chung, nếu răng hàm tại vị trí số 4 và 5 bị rụng hoặc hư hại trước thời gian dự kiến thì vẫn có khả năng mọc lại.

    Trong khi đó, khác với quá trình thay răng sữa, răng hàm ở vị trí số 6, 7 và 8 khi rụng có thể không mọc lại vì đây là những răng trưởng thành và không thể thay thế. Những răng này mọc độc lập và không tham gia vào quá trình thay thế răng sữa, nên khả năng mọc lại bị hạn chế.

    Đặc biệt, nếu răng yếu, lung lay, gãy rụng, khả năng mọc lại càng giảm. Tự nhổ răng hàm cũng có thể gây khó khăn cho quá trình mọc lại trong giai đoạn này. Do đó, điều quan trọng là khi trẻ gặp vấn đề về răng hàm, cha mẹ không tự ý nhổ răng của trẻ mà nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách.

    Khi răng hàm trẻ có vấn đề ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách

    Cách phòng ngừa sâu răng hàm ở trẻ em

    Ngoài việc quan tâm trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại  không thì ba mẹ cũng cần quan tâm phòng ngừa sâu răng cho trẻ. Ba mẹ cần kiểm soát việc ăn đồ ngọt đồng thời hình thành chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ ngay từ sớm cụ thể như sau:

    Hạn chế ăn đồ ngọt

    Trong giai đoạn mọc răng sữa, các bé thường rất thích các thực phẩm ngọt như kẹo, bánh… Ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến nguy cơ sâu răng tăng cao vì bạn nên hạn chế các loại thực phẩm này hoặc cho bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau khi ăn xong để tránh tích tụ vi khuẩn và mảng bám gây sâu răng.

    Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt hoặc vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn để ngăn ngừa sâu răng

    Có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý

    Việc tạo cho bé thói quen đánh răng mỗi ngày và làm sạch răng miệng sau khi ăn xong góp phần rất lớn trong việc giúp sức khỏe răng miệng của bé khỏe mạnh. Trẻ sẽ chưa nhận thức được tác hại của việc sâu răng vì thế bạn nên hình thành thói quen này càng sớm càng tốt.

    Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp

    Ba mẹ nên chọn bàn chải đánh răng phù hợp với lứa tuổi và sở thích của bé. Việc này giúp mang lại sự thích thú cho bé trong mỗi lần đánh răng, từ đó tạo nên thói quen đánh răng mỗi ngày cho bé.

    Đánh răng thật kỹ 2 lần/ ngày

    Đánh răng giúp trẻ loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa còn sót lại sau khi ăn. Ngoài ra bạn cần hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi lần ăn đồ ngọt để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Ngoài việc đánh răng, trẻ có thể sử dụng thêm nước súc miệng trị sâu răng để có thể làm sạch toàn bộ khoang miệng kể cả những ngóc ngách mà bàn chải đánh răng thông thường không thể tiếp cận tới được.

    Ba mẹ cần tập cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày

    Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần

    Bạn nên cho bé lấy vôi răng và làm sạch răng 2 lần một năm, việc khám răng định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bé. Nếu có phát hiện bệnh lý răng miệng thì kịp thời điều trị tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.

    Ba mẹ nên khám răng định kỳ cho bé 6 tháng 1 lần

    Xem thêm: Nhổ Răng Nên Kiêng Ăn Gì Để Mau Lành?

    Những nội dung trên đã giải đáp phần nào thắc mắc trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không của ba mẹ. Bên cạnh đó là các gợi ý để ba chăm sóc răng miệng, ngăn ngừa sâu răng cho trẻ để giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh. Nếu ba mẹ còn thắc mắc gì cần được tư vấn giải đáp thêm thì ba mẹ có thể để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ liên hệ và tư vấn cho ba mẹ chi tiết và rõ ràng nhất.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva