Nhổ răng khôn là biện pháp nha khoa cần thiết giúp xử lý những chiếc răng mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về tình trạng vết khâu nhổ răng khôn bị hở. Do đó, ở bài viết này Nha Khoa Guva sẽ giải đáp chi tiết về nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục vấn đề này. Từ đó, giúp bạn an tâm hơn sau khi nhổ răng khôn.
Nhiều người thường lo lắng khi thấy lỗ sau khi nhổ răng khôn. Những thực tế rằng đây là một hiện tượng bình thường không chỉ với răng khôn mà khi nhổ bất kỳ răng vĩnh viễn nào khác cũng đều để lại lỗ hổng. Bởi chân răng nằm sâu trong nướu, khi bác sĩ nhổ bỏ sẽ tạo nên một khoảng hở. Lỗ hở này to hay nhỏ được quyết định nhiều bởi kích thước và hướng mọc của chiếc răng khôn. Nếu răng khôn càng phức tạp sẽ gây tổn thương lớn, vết lỗ cũng vì thế mà lớn hơn.
Tuy nhiên thông thường vết thương sau khi nhổ bỏ răng khôn sẽ được bác sĩ tiến hành khâu lại. Điều này nhằm hạn chế tình trạng chảy máu quá nhiều, giúp vết thương mau lành hơn. Không chỉ vậy, nó còn giúp bảo vệ nướu và mô xương bên trong, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Do vậy với trường hợp để lại lỗ hay vết khâu bị hở sau khi nhổ răng có thể do bác sĩ quên không khâu hoặc khâu không cẩn thận. Điều này sẽ khiến thức ăn bị dắt vào gây khó vệ sinh dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, gây đau nhức cho bệnh nhân.
Thời gian lành thương của vết lỗ hổng của mỗi người sẽ khác nhau tùy vào cơ địa và mức độ thương tổn của nướu. Thông thường, thời gian để vết thương se lại là khoảng từ 1 – 2 tuần. Còn thời gian để thịt lấp đầy nướu trở lại như bình thường là 1 – 3 tháng. Trường hợp trong một thời gian dài mà nướu không có dấu hiệu đầy lên, vết hở không se lại. Bạn cần tới các cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành kiểm tra tránh trường hợp bị sót dị vật bên trong hay xảy các biến chứng không mong muốn nhé.
Vết khâu nhổ răng bị hở do đâu?
Khi gặp phải tình trạng lỗ hay vết khâu bị hở bạn cần đến ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời và đúng cách. Điều này sẽ giúp khắc phục được vấn đề nhanh chóng và không gây ra các biến chứng hay ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu quá trình xử lý vết thương hở này thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề “non”, thiếu kinh nghiệm sẽ rất dễ khiến tình trạng vị trí vết khâu nhổ răng khôn bị nhiễm trùng và viêm nhiễm nặng hơn. Cụ thể với những biểu hiện sau:
Viêm ổ răng khô: Bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức dai dẳng tại vết mổ. Hốc răng trống rỗng và bị che lấp bởi cục máu đông khó lấy ra. Điều này dẫn đến mùi hôi khó chịu kéo dài từ 2 đến 3 tuần.
Viêm ổ răng có mủ: Vùng lợi tại vị trí sau nhổ răng bị sưng đỏ, che lấp ổ răng mới nhổ, xuất hiện mủ chảy ra tại vị trí nhổ. Cơn đau sẽ thuyên giảm hơn nhưng người bệnh lại bị sốt và nổi hạch bạch huyết.
Sưng, đau nhức: Do tình trạng lỗ hở vị trí nhổ răng to bất thường. Điều này có thể do lực nhổ quá mạnh của bác sĩ trong quá trình nhổ răng, dẫn đến đè ép lên đáy xương ổ.
Vết khâu nhổ răng bị hở có gây ảnh hưởng gì không?
Để vết hở nhanh chóng được lấp đầy, bạn cần lưu ý các vấn đề về chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng như sau:
Tránh ăn ngay sau 1 - 2 giờ đầu sau nhổ răng. Ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng không cần thao tác nhai nhiều trong 1 - 2 ngày sau nhổ răng.
Bổ sung thức ăn giàu dưỡng chất như vitamin A, protein,...
Tuyệt đối tránh các thức ăn dai, cứng hay có nhiều mảnh vụn. Nhằm hạn chế tối đa việc dính mắt thức ăn vào huyệt ổ răng.
Hạn chế các loại thức ăn cay nóng, chua vì có thể làm kích thích hố răng sau nhổ.
Nói không với thuốc lá, các loại chất kích thích như rượu, bia
Chế độ ăn uống giúp vị trí vết hở mau lành
Mặc dù, nướu có thể hơi ê buốt và đau nhức sau khi nhổ răng khôn, nhưng việc vệ sinh răng miệng vẫn rất quan trọng. Vệ sinh răng miệng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm tại vị trí nhổ răng. Do vậy, nếu bạn lơ là việc vệ sinh vùng nhổ răng có thể bị viêm nhiễm, dẫn đến các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu sau nhổ răng khôn. Để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh răng miệng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Ngày đầu sau nhổ răng: Hạn chế chải răng, khạc nhổ hay súc miệng bằng nước muối. Bạn có thể chải răng vào ngày thứ 2 nhưng hạn chế chạm vào lỗ nhổ răng khôn vì có thể gây chảy máu.
Ưu tiên dùng bàn chải có lông mềm, thao tác chải nhẹ nhàng, hạn chế tác động quá mạnh. Bởi điều này có thể làm vỡ cục máu đông tại vị trí vết thương, khiến cho máu chảy trở lại.
Tuyệt đối không dùng các vật cứng như tăm tre tác động đến vết thương, gây chảy máu.
Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa để nhẹ nhàng lấy thức ăn ra khỏi kẽ răng.
Các cách chăm sóc răng miệng giúp vết thương mau lành
Mức độ xâm lấn: Lỗ hổng để lại sau khi nhổ răng khôn lâu lành thương hơn do quá trình nhổ đòi hỏi các thao tác xâm lấn như rạch mô và rạch lợi nhiều hơn. Với trường hợp răng khôn mọc lệch hay mọc ngang cần tách nhiều mô nướu dẫn đến việc lành thương của ổ răng kéo dài từ 4 - 5 tháng.
Cơ địa của mỗi người: Tốc độ lành thường của lỗ hổng, vết hở sau nhổ răng khôn cũng phụ thuộc nhiều và tuổi tác và cơ địa của bệnh nhân. Đối với người lớn tuổi hay người có cơ địa yếu thường mất nhiều thời gian để lấp đầy ổ răng do khả năng sản sinh xương chậm hơn. Ngay cả người trẻ tuổi có cơ địa tốt cũng có thể gặp tình trạng kéo dài thời gian lành lại nếu có thói quen sinh hoạt không tốt.
Khi gặp phải các dấu hiệu dưới đây, bạn cần thăm khám bác sĩ để hạn chế các rủi ro xảy ra nhé:
Sau khi nhổ răng từ 3 - 4 tiếng vẫn gặp phải tình trạng máu chảy nhiều (nhiễm trùng)
Sau 2 tuần vẫn cảm thấy ê buốt và đau nhức ( tình trạng viêm nhiễm) và hơi thở có mùi (do nhiễm khuẩn).
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết được vết khâu nhổ răng khôn bị hở do đâu và các biện pháp khắc phục tình trạng này. Lỗ hổng hay vết khâu nhổ răng khôn bị hở là một hiện tượng bình thường, chúng sẽ đầy lại sau một khoảng thời gian nêu được chăm sóc đúng cách. Do vậy bạn không cần lo lắng quá nhiều.
Nếu có bất cứ thắc mắc liên quan đến răng miệng hay chiếc răng khôn “mọc dại”, bạn hãy liên hệ ngay Nha Khoa Guva để được tư vấn nhé.