Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Xét nghiệm máu nhổ răng khôn khi nào và tại sao?

Xét nghiệm máu nhổ răng khôn khi nào và tại sao?

    Răng khôn là răng mọc phía trong cùng ở mỗi bên hàm. Trong một số trường hợp, bạn cần thực hiện nhổ răng khôn để bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu nhổ răng khôn. Vậy xét nghiệm máu trước khi nhổ răng khôn có cần thiết không và bệnh nhân cần lưu ý gì? Chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.

    Tại sao phải nhổ răng khôn?

    Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu nhổ răng khôn. Vậy ra khôn là răng nào và tại sao phải nhổ răng khôn?

    Răng khôn là răng nào?

    Răng khôn là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Răng khôn thường mọc khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành từ 18 tuổi trở lên.

    Răng khôn là răng mọc cuối cùng trong cung hàm

    Do răng khôn mọc sau cùng mà vòm miệng nên thường không có đủ chỗ để răng mọc bình thường nên thường mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn.

    Nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, răng khôn mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu...

    Tại sao phải nhổ răng khôn?

    Lý do cần nhổ răng khôn là bởi răng khôn thường mọc ở các vị trí không thuận lợi, hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu trong hàm khiến việc vệ sinh răng gặp khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tăng nguy cơ viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng.

    Đã có nhiều trường hợp mọc răng khôn nhưng không nhổ bỏ và không được chữa trị kịp thời nên gây lây lan nhiễm trùng sang các khu vực xung quanh. Vì vậy bạn cần phẫu thuật nhổ răng khôn trong những trường hợp sau:

    • Răng khôn mọc ngầm, răng khôn mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh, gây các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe cơ thể.

    • Răng khôn mọc gây các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận.

    • Răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.

    Răng khôn mọc gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và cơ thể thì nên sớm nhổ bỏ

    • Khi răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng khôn trồi dài tới hàm đối diện, tạo bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm thì nên nhổ bỏ.

    • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng có hình dạng bất thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, tương lai sẽ gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh thì nên chỉ định nhổ.

    • Răng khôn bị bệnh nha chu hoặc sâu răng.

    • Răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.

    Khi nào cần xét nghiệm máu nhổ răng khôn?

    Đối với những trường hợp nhổ răng thông thường, bệnh nhân có sức khỏe tốt không cần thực hiện xét nghiệm máu. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ cần thăm khám kỹ lưỡng hơn trước khi thực hiện. Xét nghiệm máu là bước chuẩn bị quan trọng trước khi thực hiện bất kỳ ca phẫu thuật nào, kể cả phẫu thuật nhổ răng khôn.

    Xét nghiệm máu nhổ răng khôn giúp phát hiện những bệnh lý hoặc tình trạng khác thường có thể ảnh hưởng đến việc nhổ răng, nhằm đảm bảo không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong quá trình đông máu hay số lượng tế bào máu. Những điều này sẽ đảm bảo giai đoạn lành thương sau khi nhổ răng diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ.

    Xét nghiệm máu nhổ răng khôn được chỉ định để hỗ trợ quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi

    Xét nghiệm máu nhổ răng khôn được chỉ định trong những trường hợp sau:

    • Bệnh nhân có bệnh lý về máu, bệnh tim mạch, bệnh lao, bệnh thần kinh, bệnh dị ứng (hen, suyễn…), bệnh đái đường, bệnh giang mai…

    • Bệnh nhân có các bệnh lây nhiễm như viêm gan B, HIV hay AIDS…

    Sau khi có kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của người cần nhổ răng để quyết định hướng điều trị phù hợp, chính xác. Điều này giúp chuẩn bị tốt cho quá trình nhổ răng, tránh các biến chứng nhổ răng răng khôn có thể xảy ra như chảy máu kéo dài, không lành thương sau phẫu thuật, viêm nhiễm…

    Tại sao cần xét nghiệm máu nhổ răng khôn?

    Nhổ răng khôn là một thủ thuật khá phức tạp vì vậy việc xét nghiệm máu nhổ răng khôn cần được thực hiện trước khi tiểu phẫu nhằm các mục đích sau:

    Xác định tình trạng sinh lý máu

    Qua xét nghiệm, bác sĩ có thể phần nào biết được tình trạng sức khỏe của người bệnh đồng thời loại trừ được các trường hợp máu khó đông, máu loãng… để đưa ra quyết định có nên nhổ răng khôn hay không.

    Xét nghiệm máu nhổ răng khôn giúp xác định tình trạng sinh lý máu

    Đề phòng nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm

    Xét nghiệm máu là phương pháp hiệu quả để phát hiện các bệnh lý nguy hiểm, khó chữa trị như viêm gan B, HIV/AIDS… Vì vậy, trước khi phẫu thuật nhổ răng khôn, bạn nên xét nghiệm máu để kịp thời phát hiện các bệnh lý này. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phẫu thuật vô trùng nhằm đảm bảo an toàn cho bạn và người khác.

    Phát hiện các bệnh lý nếu có

    Kết quả xét nghiệm máu sẽ thể hiện các chỉ số quan trọng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và phát hiện các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, chậm đông máu… Đây là những bệnh lý cần được bác sĩ xem xét cẩn thận khi quyết định nhổ răng khôn nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.

    Lưu ý khi nhổ răng khôn

    Ngoài việc quan tâm đến vấn đề xét nghiệm máu nhổ răng khôn bạn cần quan tâm đến cả quá trình trước, trong và sau khi nhổ răng khôn để giúp việc nhổ răng diễn ra thuận lợi, tránh biến chứng nguy hiểm và giúp quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng. Dưới đây là những lưu ý khi nhổ răng khôn bạn cần quan tâm.

    Lưu ý trước khi nhổ răng khôn

    • Giữ sức khỏe tốt và kiểm soát các bệnh liên quan đến quá trình nhổ răng như cao huyết áp, máu khó đông, tiểu đường, tim mạch...

    • Thông báo chi tiết tiền sử bệnh mạn tính, những loại thuốc đang dùng và các loại thuốc có thể gây dị ứng với bác sĩ nha khoa.

    Bạn cần thông báo tình trạng sức khỏe cho bác sĩ trước khi phẫu thuật nhổ răng khôn

    • Điều trị các bệnh viêm nhiễm do nhiễm khuẩn ở trong miệng và vùng răng dự định nhổ, trám các lỗ sâu răng, điều trị viêm nhiễm ở khu vực mọc răng khôn nếu có. Ngoài ra, bạn cũng nên lấy cao răng để giảm tối thiểu số lượng vi khuẩn trong khoang miệng.

    • Lưu ý đến chế độ ăn uống trước khi nhổ răng, hỏi ý kiến bác sĩ có cần nhịn ăn hay không.

    • Chống chỉ định nhổ răng khôn đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.

    Lưu ý sau khi nhổ răng khôn

    Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn chi tiết để bạn có cách chăm sóc răng khôn đúng cách, tránh nhiễm trùng và sưng nhức, cụ thể như sau:

    • Giữ miếng gạc trong vòng 30 – 60 phút để cầm máu, không nên ngậm gạc lâu hơn để tránh làm mất chất dịch huyết tương làm kéo dài thời gian lành thương.

    • Chườm đá ngoài má để giảm sưng trong ngày đầu tiên sau khi nhổ nếu vết thương gây sưng đau.

    Sau khi nhổ răng khôn bạn cần thực hiện chế độ chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ

    • Không súc miệng bằng nước muối trong 2 ngày đầu sau nhổ răng.

    • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu có.

    • Ăn đồ ăn mềm, tránh dùng lực nhai mạnh ở khu vực vừa nhổ răng khôn.

    • Không chải răng mạnh, súc miệng mạnh hoặc khạc nhổ trong vòng 24 – 48 tiếng sau khi nhổ răng khôn.

    • Không dùng tay hoặc lưỡi chạm vào vùng nhổ răng khôn để tránh gây chảy máu hoặc nhiễm trùng.

    • Không dùng bia rượu, nước có ga, hút thuốc trong thời gian chờ lành thương.

    Xem thêm: Nhổ Răng Khôn Nên Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Bớt Đau?

    Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp những vấn đề xoay quanh việc xét nghiệm máu nhổ răng khôn. Để đảm bảo quá trình phẫu thuật nhổ răng khôn diễn ra an toàn và nhanh hồi phục, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi và trang biết thiết bị hiện đại cũng như lưu ý đến những vấn đề trước và sau khi nhổ răng khôn. Để được tư vấn thêm, bạn có thể để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ liên hệ và giải đáp cho bạn.

     

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva