Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Có nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu hay không?

Có nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu hay không?

    Răng hàm trên trong cùng bị sâu ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của bạn, thậm chí còn để lại những biến chứng nguy hiểm. Vậy có nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu hay không? Có nguy hiểm không? Quy trình thế nào? Mời bạn cùng Guva Dental tìm hiểu những vấn đề này dưới đây.

    Khi nào cần phải nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu?

    Để giải đáp câu hỏi có nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu hay không, chúng ta cùng đi tìm hiểu về răng hàm trên trong cùng với những thông tin chi tiết dưới đây:

    Răng hàm trên trong cùng là răng nào?

    Răng hàm trên trong cùng thường là răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thời gian mọc thường là vào giai đoạn xương đã phát triển ổn định nên có thể gây rất nhiều khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. 

    Răng hàm trên trong cùng thường là răng số 8

    Vì sao răng hàm trên trong cùng bị sâu?

    Răng hàm trên trong cùng thường bị sâu do nhiều nguyên nhân tác động. Trước hết phải kể đến là do răng ở vị trí trong cùng, khó vệ sinh được sạch nên thức ăn sẽ bám vào, vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây bệnh sâu răng.

    Răng hàm trên trong cùng bị sâu do khó vệ sinh hoặc do tác động bên ngoài

    Bên cạnh đó, vì ở trong cùng nên khó quan sát được, sẽ hạn chế việc phát hiện tình trạng sâu răng từ sớm để điều trị kịp thời. Khi phát hiện thì sâu răng đã đến giai đoạn nặng hơn, gây đau nhức kèm hơi thở có mùi khó chịu. Ngoài ra, răng hàm trên trong cùng bị sâu có thể do lực tác động bên ngoài làm răng gãy vỡ, lâu ngày tạo thành sâu răng.

    Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám, điều trị và có thể chỉ định nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu nếu cần thiết, tránh để lâu ngày ảnh hưởng đến các răng xung quanh và sức khỏe.

    Khi nào cần phải nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu?

    Trong trường hợp gặp phải những dấu hiệu sau đây, các bác sĩ sẽ bắt buộc nhổ bỏ răng hàm trên trong cùng bị sâu sớm để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm:

    • Răng sâu nặng, các vết sâu đã lan rộng làm răng bị vỡ lớn.

    • Sâu răng trong cùng đã ăn vào tủy, có nguy cơ gây viêm chóp răng, áp xe xương ổ răng.

    • Răng mới chớm sâu hoặc sâu nặng nhưng có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức.

    Bác sĩ chỉ định nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu khi răng bị sâu nặng

    Có nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu hay không?

    Có nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu không còn tùy thuộc vào chiếc răng này là răng số 8 hay răng số 7.

    Sâu răng hàm trên trong cùng nếu xảy ra với răng số 8 thì các bác sĩ hầu như sẽ khuyên bạn nhổ răng càng sớm càng tốt vì răng số 8 gần như không đảm nhận bất cứ chức năng gì, lại thường mọc lệch và khó vệ sinh nên dễ gây ra các bệnh lý về răng miệng. Nhổ bỏ chiếc răng này sẽ giúp bạn ngăn chặn biến chứng do răng sâu, viêm tủy răng gây nên.

    Răng hàm trên trong cùng bị sâu là răng số 8 thì nên nhổ bỏ sớm

    Tuy nhiên, trong trường hợp răng trong cùng là răng số 7 thì việc nhổ bỏ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì đây là chiếc răng đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng trên cung hàm. Răng số 7 mất đi sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai, thời gian dài còn dẫn đến biến chứng tiêu xương, tụt lợi, lão hóa sớm… Trừ những trường hợp nặng, không thể bảo tồn thì mới được nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu để tránh lây lan sang các răng khác và gây hại cho sức khỏe răng miệng.

    Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu có nguy hiểm không?

    Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu hầu như không gây nguy hiểm. Mặc dù vị trí nhổ răng được bao quanh bởi vô số dây thần kinh vùng mặt nhưng tỉ lệ xảy ra biến chứng sau nhổ răng số 8 hàm trên rất thấp. Đa phần các ca nhổ răng khôn hàm trên không gây các biến chứng lâu dài.

    Tuy nhiên, thủ thuật nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều các yếu tố như sau:

    • Trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa.

    • Trang thiết bị, máy móc hỗ trợ quá trình nhổ răng.

    • Công nghệ nhổ răng khôn hàm trên chuẩn y khoa.

    Bạn nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu tại địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng

    Vì vậy, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu. Các ca nhổ răng khôn hàm trên thường thực hiện đơn giản hơn so với nhổ răng khôn hàm dưới, răng khôn hàm trên được loại bỏ dễ dàng sau khi gây tê cục bộ, với răng khôn hàm dưới thường phức tạp hơn.

    Quy trình nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu

    Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của ca nhổ răng, quy trình nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu phải đảm bảo các bước sau đây:

    Bước 1: Thăm khám và chụp x-quang

    Trước tiên bạn phải đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và chụp x-quang răng và khoang miệng. Tùy vào mức độ sâu răng cụ thể mà bác sĩ tư vấn hướng xử lý phù hợp. 

    Trong quá trình thăm khám, bạn cũng nên cung cấp cho bác sĩ những thông tin về bệnh tiền sử của bản thân như huyết áp thấp, máu khó đông, tiểu đường, tim mạch… để bác sĩ có hướng giải quyết phù hợp tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.

    Bước đầu tiên của quy trình nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu là thăm khám và chụp x-quang

    Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

    Sau khi thăm khám và chụp x-quang, nếu bắt buộc phải nhổ răng bác sĩ và y tá sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng của bạn thật sạch sẽ, tránh trường hợp lúc nhổ răng gây những biến chứng khác. 

    Bước 3: Sát khuẩn và gây tê

    Tuy nhổ răng chỉ là một dạng tiểu phẫu đơn giản nhưng việc gây tê để giảm đau là điều bắt buộc vì khi tác động nhổ răng sẽ gây ra mức độ đau rất lớn. 

    Bước 4: Nhổ răng sâu 

    Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp và thiết bị hiện đại để nhổ bỏ đi chiếc răng hàm trong cùng bị sâu. Quá trình này có thể diễn ra từ 20 - 30 phút với sự cẩn thận và tỉ mỉ trong từng thao tác của bác sĩ.

    Bác sĩ tiến hành nhổ răng sâu ra khỏi hàm

    Bước 5: Khâu vết thương

    Sau khi đã loại bỏ răng ra khỏi hàm, bác sĩ sẽ làm sạch răng miệng lần cuối và tiến hành khâu vết thương lại. Tùy vào kích thước vết thương mà thời gian khâu sẽ khác nhau. Sau khi khâu vết thương xong, bạn sẽ cần ở lại cơ sở nha khoa khoảng từ 30 - 45 phút để bác sĩ theo dõi, đảm bảo không xảy ra biến chứng gì.

    Bước 6: Kê đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà

    Sau khi nhổ răng xong, hết thuốc tê, bạn sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức ở vị trí nhổ răng vì vậy bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và kháng sinh cho bạn kèm theo những lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách khi về nhà và hẹn lịch tái khám nếu cần thiết.

    Bác sĩ dặn dò bệnh nhân chế độ chăm sóc răng miệng sau nhổ răng tại nhà

    Chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu

    Sau khi nhổ răng khôn hàm trên trong cùng bị sâu, bạn cần thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để đẩy nhanh quá trình hồi phục, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

    Trong 3 ngày đầu sau nhổ răng bạn nên:

    • Chườm lạnh trong ngày đầu để hỗ trợ quá trình cầm máu, khắc phục trạng chảy máu và thay đổi màu da.

    • Chườm ấm từ ngày thứ hai sau khi nhổ răng để giảm sưng đau.

    • Luyện tập cơ hàm bằng cách mở và khép miệng nhẹ nhàng.

    • Ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nhai nuốt như cháo, súp, chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như thịt, cá hồi, trứng, sữa, rau xanh và trái cây.

    Những ngày đầu khi nhổ răng khôn hàm trên trong cùng bị sâu bạn nên ăn thức ăn lỏng, mềm, giàu dinh dưỡng 

    • Uống đủ nước.

    • Chải răng nhẹ nhàng, cẩn thận để không chạm vào vết thương.

    • Uống thuốc giảm đau đúng theo chỉ định của bác sĩ.

    • Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh.

    • Nếu bị sốt, cảm giác đau hoặc sưng tấy không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

    Sau khi nhổ răng bạn không nên:

    • Súc miệng quá mạnh.

    • Súc miệng nhẹ bằng nước muối ngày đầu sau nhổ răng.

    • Ăn thức ăn cứng, giòn, dính, quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể làm trầy xước vết thương.

    • Uống rượu bia và thức uống có cồn vì không tốt cho vết thương.

    • Hút thuốc lá vì có thể làm co mạch và giảm khả năng lưu thông máu, làm chậm quá trình lành vết thương.

    Hạn chế bia rượu, thuốc lá sau khi nhổ răng

    Xem thêm: 7 Tác Hại Của Việc Không Nhổ Răng Sâu Bạn Cần Biết Ngay?

    Những thông tin trên đã phần nào giải đáp giúp bạn những thắc mắc về việc nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu cũng như lưu ý chế độ chăm sóc sau nhổ răng để giúp vết thương mau lành. Nếu cần tư vấn thêm cho từng trường hợp cụ thể, bạn vui lòng để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ liên hệ và giải đáp cho bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva