Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Răng số 36 là răng nào? Nhổ răng 36 có nguy hiểm không?

Răng số 36 là răng nào? Nhổ răng 36 có nguy hiểm không?

    Răng số 36 là chiếc răng có tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe răng miệng như dễ sâu, viêm chân răng,...Vậy răng số 36 là răng nào? Khi nào cần nhổ răng số 36? Việc nhổ răng 36 có nguy hiểm không? Ở bài viết này, Guva Dental sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc nêu trên. 

    Răng số 36 là răng nào? Khi nào cần nhổ răng số 36?

    Răng số 36 là chiếc răng hàm thứ nhất bên trái hàm dưới. Nó nằm ở vị trí thứ 6 tính từ chính giữa hàm răng, đằng sau răng số 35 (răng tiền hàm thứ hai) và trước răng số 37 (răng khôn). Răng số 36 là một trong những chiếc răng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai.

    Vị trí răng số 36

    Trường hợp cần nhổ răng số 36?

    Tuy răng số 36 là chiếc răng có vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, nhưng trong một số trường hợp bạn cần phải nhổ bỏ đi chiếc răng này. Nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tổng thể. Dưới đây là một số trường hợp cần nhổ răng số 36 phổ biến: 

    • Tình trạng sâu răng nặng: Là tình trạng sâu răng đã tiến triển đến giai đoạn viêm tủy răng có nguy cơ nhiễm trùng, gây đau nhức dữ dội làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cản trở sinh hoạt hàng ngày. 

    • Viêm nha chu: Tình trạng viêm nha chu đã ở giai đoạn nặng, ảnh hưởng đến cấu trúc xung quanh răng, khiến răng lung lay, xô lệch. Không còn có thể điều trị bằng các phương pháp nha khoa khác như cạo vôi răng, lấy cao răng,... Răng có nguy cơ gãy rụng cao, ảnh hưởng đến các răng lân cận.

    • Răng mọc lệch, mọc ngầm chen chúc: Tình trạng này gây ảnh hưởng đến các răng khác hoặc gây ra các vấn đề về khớp cắn. Đồng thời còn gây ra nhiều biến chứng như đau nhức, sưng tấy, tiêu xương,... không thể chỉnh nha để đưa răng về vị trí bình thường.

    • Răng bị chấn thương: Răng bị gãy vỡ nặng do tai nạn hoặc va đập mạnh gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng, tủy răng và các mô xung quanh. Không còn có thể phục hồi bằng phương pháp nha khoa khác.

    • Lý do khác: Để chuẩn bị cho việc chỉnh nha phức tạp. Để lấy ghép xương cho các vị trí cấy ghép răng khác. Do bệnh lý toàn thân như ung thư, tim mạch,...

    Có nhiều trường hợp bắt buộc phải nhổ răng số 36

    Những trường hợp nói không với việc nhổ răng 36

    Vì có vai trò quan trọng trong trong việc ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt nên việc nhổ bỏ răng số 36 chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết. Dưới đây là một số trường hợp không nên nhổ răng số 36:

    • Răng có thể điều trị được: Nếu răng chỉ bị sâu nhẹ, viêm tủy hoặc mọc lệch nhưng có thể điều trị bằng các phương pháp nha khoa khác như trám, bọc sứ, chỉnh nha, thì không nên nhổ bỏ.

    • Răng số 36 khỏe mạnh: Răng số 36 khỏe mạnh, không có bất kỳ vấn đề gì và đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai.

    • Sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu, mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường,... không nên nhổ răng vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

    Hơn hết, quyết định có nên hay không nên nhổ răng số 36 cần được đưa ra bởi bác sĩ nha khoa có chuyên môn sau khi thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. 

    Do vậy, bệnh nhân cần lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo quá trình thực hiện nhổ răng an toàn và hiệu quả.

    Việc nhổ bỏ răng số 36 chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết

    Giải đáp: Nhổ răng 36 có nguy hiểm không?

    Nhổ răng số 36 là một thủ thuật nha khoa phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra sau khi nhổ răng số 36.

    Về mặt tổng thể, nhổ răng số 36 tương đối an toàn và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có tay nghề cao. Tuy nhiên, cũng như các thủ thuật nha khoa khác, nhổ răng số 36 tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng như:

    • Chảy máu kéo dài: Đây là biến chứng phổ biến nhất sau nhổ răng, thường tự cầm máu trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, nếu chảy máu kéo dài hoặc không thể kiểm soát, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

    • Sâu răng số 36 sau khi nhổ bỏ bị nhiễm khuẩn: Nếu không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi nhổ răng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào ổ nhổ, gây nhiễm trùng. Biểu hiện của nhiễm trùng bao gồm sưng tấy, đau nhức, sốt...

    • Tổn thương dây thần kinh: Trong một vài trường hợp hiếm gặp, dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng trong quá trình nhổ răng, gây ra một số tình trạng như tê bì, châm chích, hoặc mất cảm giác ở môi, lưỡi hoặc cằm. 

    Ngoài ra, nhổ răng số 36 cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng khác như:

    • Đau nhức: Đau nhức là triệu chứng phổ biến sau khi nhổ răng và thường sẽ giảm dần trong vài ngày. 

    • Sưng tấy: Sưng tấy thường xuất hiện trong vài ngày đầu tiên sau khi nhổ răng và sẽ dần giảm sưng. Chườm đá lạnh quang vùng má vị trí vừa nhổ răng có thể giúp giảm sưng, viêm. 

    • Khó chịu: Bạn có thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hoặc buồn nôn sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này thường chỉ là tạm thời và sẽ được cải thiện sau vài ngày.

    Nhổ răng số 36 không nguy hiểm nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn

    Những lưu ý giúp đảm bảo an toàn khi nhổ răng số 36

    Để đảm bảo nhổ răng số 36 an toàn, bạn cần xem qua các lưu ý sau: 

    • Lựa chọn nha khoa uy tín: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của ca nhổ răng. Hãy chọn nha khoa có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.

    • Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe: Bao gồm các bệnh lý nền, thuốc đang sử dụng, dị ứng thuốc...

    • Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết: Theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể cần thực hiện một số xét nghiệm như chụp X-quang, xét nghiệm máu... để đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng và đảm bảo đủ điều kiện nhổ răng.

    • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách há miệng, tư thế ngồi và các việc cần thiết khác trong quá trình nhổ răng. Hãy hợp tác và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

    • Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi nhổ răng: Nên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng sau 24 giờ nhổ răng. Nhớ sử dụng bàn chải lông mềm và tránh đánh vào vị trí nhổ răng.

    • Chế độ ăn uống: Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và tránh thức ăn cứng, dai, cay nóng trong vài ngày đầu tiên.

    • Tránh vận động mạnh: Tránh vận động mạnh, tập thể dục hoặc chơi thể thao trong vài ngày đầu tiên sau khi nhổ răng.

    • Tái khám đúng lịch hẹn: Tái khám theo lịch đã hẹn của bác sĩ để kiểm tra tổng quan về vết trường đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng. 

    Tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ sẽ giúp quá trình nhổ răng diễn ra an toàn

    Xem thêm: Nhổ Răng Hàm Bị Sâu Có Ảnh Hưởng Gì Không?

    Hy vọng với những thông tin được Guva Dental giải đáp ở bài viết trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc nhổ răng 36 có nguy hiểm không. Nếu cần giải đáp thêm về việc nhổ răng số 36, đừng ngần ngại liên hệ đến Guva Dental để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva