Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Người bị huyết áp cao có nhổ răng được không?

Người bị huyết áp cao có nhổ răng được không?

    Do một số tính chất đặc biệt của kỹ thuật nhổ răng nên nhiều bạn thắc mắc người bị huyết áp cao có nhổ răng được không. Những người bị huyết áp cao vẫn có thể nhổ răng nhưng cần đặc biệt lưu ý và thận trọng trong quá trình thực hiện nhổ răng. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cụ thể vấn đề này.

    Huyết áp cao có nhổ răng được không?

    Nhổ răng là kỹ thuật nha khoa xâm lấn có nguy cơ để lại biến chứng sau nhổ răng, đặc biệt là khi thực hiện trên những người bệnh mạch tim mạch, huyết áp, tiểu đường... Để xác định được người bị huyết áp cao có nhổ răng được không thì bạn cần phải xem xét giữa lợi ích và rủi ro. Nếu tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại thì bạn không nên nhổ răng khi huyết áp cao bởi vì những lý do sau:

    • Thuốc gây tê được sử dụng trong quá trình nhổ răng có ảnh hưởng tới huyết áp. Thuốc gây tê là một phần quan trọng trong việc nhổ răng nhất là nhổ răng hàm. Gây tê giúp giảm cơn đau và tạp cảm giác thoải mái cho người bệnh khi nhổ răng. Tuy nhiên trong thuốc gây tê có chứa nhiều adrenalin có tác dụng co mạch làm tăng huyết áp đột ngột có thể dẫn đến đột quỵ rất nguy hiểm.

    Nhiều người thắc mắc huyết áp cao có nhổ răng được không

    • Nhổ răng thường gây chảy máu nhưng có thể gây nguy hiểm với người cao huyết áp. Do áp lực của máu cao tạo một áp lực lớn làm vỡ cục máu đông sau nhổ răng, mà cục máu đông có tác dụng cầm máu. Ngoài ra, sử dụng chất gây tê ở người cao huyết áp có thể bị chảy máu nhiều hơn người bình thường khi nhổ răng.

    • Căng thẳng khi nhổ răng gây tăng huyết áp. Có rất nhiều người cảm thấy lo lắng và căng thẳng trước ca tiểu phẫu nhổ bỏ răng. Điều này kích thích tuyến thượng thận sản sinh nhiều Adrenalin hơn bình thường gây co mạch khiến huyết áp tăng cao và tim đập nhanh hơn.

    • Ngoài ra tăng huyết áp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian lành vết thương sau nhổ răng. Huyết áp khi không được kiểm soát ổn định sẽ làm hạn chế cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mao mạch và tĩnh mạch, làm giảm khả năng tái tạo và chữa lành các tế bào, tăng cao khả năng viêm nhiễm sau nhổ răng.

    Tuy nhiên, nếu trường hợp răng bị viêm tủy, sâu răng nặng, răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc ngầm khiến người bệnh đau đớn và gây ra nhiều biến chứng xấu cho cơ thể thì việc chỉ định nhổ răng là điều cần thiết. Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển nên nhiều người bị huyết áp cao vẫn có thể nhổ răng an toàn nếu kiểm soát được huyết áp trong mức giới hạn.

    Nhiều trường hợp phải nhổ răng khi huyết áp cao

    Vậy huyết áp bao nhiêu thì nhổ răng được? Thông thường khi mạch từ 60-90 lần/phút, huyết áp tâm trương 60-90 mmHg, tâm thu 90-140mmHg thì bạn có thể nhổ răng được. Trường hợp người bệnh lớn tuổi, huyết áp dưới 150/90 mmHg thì có thể tiến hành nhổ răng.

    Rủi ro khi người huyết áp cao nhổ răng

    Không chỉ thắc mắc người bị huyết áp cao có nhổ răng được không, nhiều người còn lo ngại về các rủi ro có thể xảy ra khi người bị huyết áp cao nhổ răng. Nếu không đảm bảo an toàn từ tay nghề bác sĩ cho đến thiết bị máy móc trong quá trình nhổ răng, nhiều hệ lụy có thể xảy ra như chảy máu nhiều, nguy cơ bị tai biến mạch máu não, dễ bị viêm nhiễm thậm chí đe dọa đến tính mạng.

    Chảy máu nhiều

    Chảy máu là biểu hiện bình thường sau khi nhổ răng, nhưng người bị huyết áp cao sẽ chảy nhiều máu hơn so với người có sức khỏe ổn định. Do trước khi nhổ răng cần sử dụng thuốc gây tê và loại thuốc này làm cho người bị cao huyết áp chảy nhiều máu ở huyệt răng. Ngoài ra, áp lực trong máu tăng cao sẽ làm vỡ cục máu đông sau nhổ răng làm cho tình trạng chảy máu kéo dài hơn.

    Người bị huyết áp cao sẽ chảy nhiều máu hơn so với người bình thường khi nhổ răng

    Nguy cơ tai biến mạch máu não

    Thuốc tê được sử dụng trong quá trình nhổ răng có chứa Adrenalin – một dạng chất có tác dụng co mạch máu để ngăn thuốc gây tê tan trong máu. Tuy nhiên, đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho huyết áp tăng cao, nguy cơ làm vỡ mạch máu, xuất huyết não và tai biến mạch máu não.

    Dễ bị viêm nhiễm sau khi nhổ răng

    So với người khỏe mạnh, những người có huyết áp cao sẽ cần thời gian lành thương sau nhổ răng lâu hơn. Khi chỉ số huyết áp không được kiểm soát tốt, các mao mạch và tĩnh mạch trong cơ thể sẽ bị hạn chế oxy và dưỡng chất, làm cản trở khả năng tái tạo của mô và tế bào trong cơ thể, kéo dài thời gian hồi phục.

    Tốc độ lành thương càng chậm, vi khuẩn càng có nhiều cơ hội để xâm nhập và tấn công vào vết thương, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm sau khi nhổ răng ở người bị cao huyết áp.

    Nguy hiểm đến tính mạng

    Đây là rủi ro nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi nhổ răng cho người bị cao huyết áp. Như thông tin đã chia sẻ trước đó, người có huyết áp cao có thể bị tai biến mạch máu não sau khi nhổ răng. Nếu không can thiệp kịp thời, mạch máu sẽ bị vỡ, kéo theo đó là nguy cơ bị liệt nửa người, liệt toàn thân, nguy hiểm nhất chính là tử vong.

    Những lưu khi nhổ răng cho người huyết áp

    Như vậy, bạn đã có thể xác định người bị huyết áp cao có nhổ răng được không và những rủi ro có thể xảy ra khi nhổ răng cho người cao huyết áp. Điều tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu chính là những lưu ý cần quan tâm khi nhổ răng cho người bị cao huyết áp để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

    Lựa chọn nha khoa uy tín

    Nhổ răng là một kỹ thuật đơn giản trong nha khoa nhưng nhổ răng cho người bị cao huyết áp đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề giỏi và kinh nghiệm dày dặn. Do đó, bạn nên đến với các cơ sở nha khoa uy tín với các tiêu chí sau:

    • Cơ sở được cấp giấy phép hoạt động hợp pháp.

    • Có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhân viên chuyên nghiệp.

    • Được trang bị thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.

    • Chi phí dịch vụ được công khai minh bạch.

    • Nhận được nhiều đánh giá tốt từ phía khách hàng.

    Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín là điều quan trọng người huyết áp cao cần lưu ý

    Thông báo đến bác sĩ tình hình sức khỏe hiện tại

    Trước khi nhổ răng, bạn cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như loại thuốc bạn đang sử dụng. Nhờ đó, bác sĩ sẽ nắm rõ hơn về điều kiện sức khỏe của bạn và có cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị thích hợp.

    Uống thuốc huyết áp đều đặn

    Khi bị cao huyết áp, bạn cần uống thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo chỉ số huyết áp duy trì ở ngưỡng cho phép. Bạn tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc uống.

    Bạn cần uống thuốc huyết áp đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ

    Giữ tinh thần thoải mái

    Trước khi nhổ răng, bạn cần giữ tinh thần thoải mái và ổn định vì người có tiền sử huyết áp cao sẽ càng bị tăng huyết áp hơn khi lo lắng, hồi hộp, nhiều khả năng dẫn đến đột quỵ.

    Chăm sóc cẩn thận sau khi nhổ răng

    Chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau khi nhổ răng sẽ giúp rút ngắn thời gian lành thương và ngăn chặn các rủi ro ngoài ý muốn, cụ thể như sau:

    • Bạn chỉ nên ăn các thức ăn mềm, dễ nhai như cháo, súp, nước ép… trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng để không tạo áp lực đến vết thương.

    • Tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, rút ngắn thời gian lành thương.

    Chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng sau nhổ răng

    • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh sau nhổ răng.

    • Không ăn các thức ăn cay nóng sau khi nhổ răng để tránh làm kích ứng vết thương.

    • Dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng, ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

    Xem thêm: Sau Khi Nhổ Răng Mấy Tiếng Thì Được Ăn? Nên Ăn Và Kiêng Gì?

    Hy vọng với những nội dung được chia sẻ ở trên sẽ giúp ích phần nào cho bạn trong việc giải đáp thắc mắc người bị huyết áp cao có nhổ răng được không. Người bị huyết áp cao có thể nhổ răng được, tuy nhiên cần được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ có chuyên môn trước trước khi quyết định có hay không nên nhổ răng. Để được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp, bạn có thể để lại thông tin bên dưới, đội ngũ nhân viên và bác sĩ của Guva sẽ liên hệ tư vấn và đồng hành cùng bạn.

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva