Nhổ răng nanh có nguy hiểm không?

    Răng nanh là răng số 3 tính từ răng cửa chính giữa, có vai trò quan trọng về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi gặp phải các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng hoặc răng bị gãy vỡ  thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng nanh. Vậy nhổ răng nanh có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

    Vị trí và vai trò của răng nanh

    Vị trí của răng nanh

    Răng nanh chính là răng số 3 nằm ở vị trí thứ 3 trên cung hàm tính từ ngoài vào, giữa răng cửa số 2 (răng số 2) và răng hàm thứ nhất (răng số 4). Chiếc răng nanh đầu tiên mọc khi bé được khoảng 16 tháng tuổi sau đó răng được thay thế bằng răng vĩnh viễn ở độ tuổi từ 9 đến 12. Trung bình mỗi người sẽ mọc đầy đủ 4 răng nanh, phân bố đều ở mỗi phần tư cung hàm.

    Răng nanh chính là răng số 3 trên cung hàm

    Hình dáng của răng nanh tương đối đặc biệt vì nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa nhóm răng cửa và nhóm răng hàm nên có 1 phần giống răng cửa, 1 phần giống răng cối nhỏ. Theo đó, thân răng nanh dày hơn nhiều so với răng cửa nhưng lại mỏng hơn so với răng cối. Mặt nhai răng nanh có độ sắc nhọn giống như các mấu răng cối nhưng lại dài mảnh như rìa răng cửa.

    Vai trò của răng nanh

    Răng nanh đối với hàm trên và toàn bộ cung hàm có chức năng và vai trò như sau:

    • Đảm bảo tính thẩm mỹ của cả hàm răng, tùy vào kích thước và hình dáng, cách mọc của răng nanh sẽ quyết định vẻ đẹp của hàm răng và tổng thể khuôn mặt bạn.

    • Đảm bảo chức năng ăn nhai và xé thức ăn do răng có cấu tạo vững chắc và sức chịu đựng lực cao.

    Răng nanh có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng

    • Có tác dụng hướng dẫn cho sự ổn định của khớp cắn, đặc biệt tạo nền tảng cho cung răng trong khả năng tạo hình, nâng cơ cho khuôn mặt.

    • Hạn chế được tác động của lực nguy hiểm tác động từ bên ngoài đến hàm răng.

    Tại sao phải nhổ răng nanh?

    Như đã phân tích ở trên, răng nanh giữ vai trò quan trọng về mặt thẩm mỹ lẫn ăn nhai nên trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ luôn cố gắng đưa ra các giải pháp điều trị nhằm bảo tồn răng nanh, hạn chế tình trạng nhổ bỏ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp buộc phải nhổ răng nanh, cụ thể:

    • Răng nanh bị sâu nghiêm trọng, ăn sát đến chân răng, gây đau nhức dai dẳng cho người bệnh và không thể điều trị bảo tồn.

    Khi răng số 3 bị sâu nặng không thể điều trị bảo tồn thì cần nhổ bỏ

    • Răng bị viêm tủy, áp xe, đã tích cực chữa trị bằng phương pháp điều trị tủy nhưng không còn hiệu quả.

    • Mắc bệnh viêm nha chu nặng gây tiêu xương, khiến răng nanh lung lay, không còn được giữ chắc chắn trong ổ xương răng.

    • Bị chấn thương, tai nạn làm răng nanh gãy vỡ sát chân răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ hết phần còn lại.

    Nhổ răng nanh có nguy hiểm không?

    Vậy nhổ răng nanh có nguy hiểm không? Việc nhổ răng nanh chỉ nguy hiểm nếu như bạn thực hiện việc nhổ răng tại các cơ sở nha khoa không uy tín với cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của ca tiểu phẫu kèm theo đó là trình độ tay nghề của bác sĩ thực hiện nhổ răng còn non kém, không có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.

    Nhổ răng nanh có nguy hiểm không?

    Ngược lại, việc nhổ răng nanh sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn khi bạn thực hiện việc giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc thiết bị tiên tiến. hiện đại.

    Từ đó bạn không cần quá lo lắng về việc nhổ răng nanh có nguy hiểm không vì quá trình nhổ răng nanh cũng tương tự như việc nhổ những chiếc răng khác.

    Khi tiến hành nhổ răng nanh trong điều kiện bình thường và thực hiện đúng kỹ thuật sẽ không gây tác động đến dây thần kinh và hầu như không hề có biến chứng xảy ra trong và sau khi nhổ răng. Chính vì vậy, bạn không nên quá lo lắng để quá trình nhổ răng được diễn ra thuận lợi và nhẹ nhàng hơn.

    Cần làm gì sau khi nhổ răng nanh?

    Nếu bắt buộc phải nhổ bỏ răng nanh thì bạn nhất định phải chú ý những vấn đề sau để tránh gây ảnh hưởng đến toàn bộ hàm răng và những biến chứng sau khi nhổ răng nguy hiểm:

    • Thay bông gạc cầm máu 30-45 phút/ lần sau khi nhổ răng.

    • Hạn chế súc miệng vì có thể ảnh hưởng đến vết khâu, gây chảy máu.

    • Không dùng ống hút, khạc nhổ mạnh.

    • Không uống rượu hay hút thuốc sau khi nhổ răng.

    • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc vệ sinh răng miệng, uống thuốc giảm đau sau khi nhổ răng.

    Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ suy khi nhổ răng

    • Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai để tránh tác động mạnh đến vết thương; hạn chế ăn các loại đồ ăn quá cứng, dai, cay, nóng hoặc quá lạnh.

    • Đánh răng nhẹ nhàng, tránh sử dụng lực mạnh, bàn chải quá cứng.

    • Để đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, bạn nên sớm trồng lại răng nanh sau khi nhổ bằng các phương pháp như hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, cấy ghép Implant.

    Xem thêm: Bị Cứng Hàm Sau Khi Nhổ Răng Khôn Phải Làm Sao?

    Như vậy nhổ răng nanh có nguy hiểm không thì câu trả lời là không nếu chúng ta thực hiện nhổ răng với sự chỉ định của bác sĩ, tại cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao, thiết bị máy móc hỗ trợ hiện đại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể để lại thông tin bên dưới, Guva Dental sẽ liên hệ tư vấn và đồng hành cùng bạn.

    Nha Khoa Guva 0936 10 30 10 ×
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva