Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Thế nào là nong hàm? Niềng răng có bắt buộc phải nong hàm không?

Thế nào là nong hàm? Niềng răng có bắt buộc phải nong hàm không?

    Một số bệnh nhân niềng răng sẽ được bác sĩ chỉ định phải nong hàm. Vậy nong hàm là gì, phải thực hiện trong trường hợp nào và thời gian bao lâu? Cùng Guva Dental khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

    Nong hàm là gì? Tác dụng của nong hàm?

    Nong hàm là một phương pháp giúp nới rộng cung hàm, có thể sử dụng cho cả hai hàm nhưng thường là hàm trên. Nong là là một trong những liệu pháp hỗ trợ quá trình niềng răng thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.

    Nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải đeo nong hàm là vì cung hàm không đủ khoảng trống để răng di chuyển. Lúc này, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hoặc nong hàm, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người.

    Liệu pháp này thường được áp dụng cho hàm trên. Do hàm dưới không có đường xương sụn nối 2 bên cung hàm nên dù có đeo nong hàm cũng không thay đổi được nhiều, chủ yếu là nhờ răng dịch chuyển.

    Các trường hợp cần phải nong hàm

    Không phải bệnh nhân nào niềng răng cũng cần phải áp dụng liệu pháp nong hàm. Tùy vào tình trạng xương hàm và răng mà bác sĩ sẽ quyết định có cần đeo nong hàm hay không. Dưới đây là một số trường hợp cần nong hàm:

    Vòm hàm hẹp

    Nha sĩ sẽ đánh giá tỉ lệ giữa vòm hàm và khuôn mặt để xác định xem vòm hàm có hẹp hay không. Nếu có, bạn có thể sẽ phải đeo nong hàm. Trong một số trường hợp vòm hàm quá hẹp thì sẽ phải vừa nong hàm vừa nhổ răng.

    Hàm không đủ chỗ để dịch chuyển răng

    Dù vòm hàm của bệnh nhân không hẹp nhưng lại không đủ rộng để toàn bộ răng dịch chuyển thì bác sĩ sẽ chỉ định nong hàm mức nhỏ, vừa giúp có đủ khoảng trống cho răng dịch chuyển vừa tránh phá vỡ cấu trúc gương mặt. Một số trường hợp sẽ phải vừa nhổ răng vừa nong hàm.

    Cung hàm bị lệch

    Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng vòm hàm bị lệch, méo, nghiêng sang một bên thì bác sĩ sẽ chỉ định đeo nong hàm để hai khung hàm trở nên cân đối, thuận tiện cho quá trình niềng răng, cũng giúp điều chỉnh tỷ lệ khuôn mặt trở nên hài hòa hơn.

    Những loại khí cụ nong hàm phổ biến

    Hiện nay, trên thị phường có 2 loại khí cụ nong hàm phổ biến là nong hàm tháo lắp và nong hàm cố định.

    Đúng như tên gọi, điểm khác biệt nhất của hai khí cụ này là một loại có thể tháo lắp bất cứ lúc nào và loại còn lại thì phải đeo cố định liên tục, muốn tháo ra phải có sự can thiệp của nha sĩ.

    Quy trình đeo nong hàm cho bệnh nhân

    Bước 1: Thăm khám

    Ở bước này, bác sĩ sẽ kiểm tra, chụp phim, xem xét kỹ lưỡng tình trạng răng và xương hàm để đưa ra quyết định có cần nong hàm hay không.

    Bước 2: Lấy dấu hàm

    Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm cho bệnh nhân để chế tạo khí cụ nong hàm có kích cỡ phù hợp. 

    Bước 3: Gắn khí cụ vào hàm 

    Bác sĩ sẽ gắn khí cụ vào hàm cho bệnh nhân, đảm bảo khí cụ vừa khít, không gây cộm cấn khó chịu cho răng miệng.

    Cần phải đeo nong hàm bao lâu?

    Thời gian đeo nong hàm sẽ tùy thuộc vào tình trạng xương hàm, răng của mỗi người. Bác sĩ sẽ chỉ định đeo 1-3 tháng hoặc lâu hơn. Ngoài ra, thời gian bệnh nhân cần đeo nong hàm còn phụ thuộc vào các yếu tố: loại khí cụ, tay nghề của nha sĩ,...

    Đeo nong hàm có làm thay đổi khuôn mặt không?

    Như đã giải đáp ở trên, công dụng của nong hàm là giúp nới rộng vòm hàm. Chính vì thế liệu pháp này sẽ phần nào làm thay đổi khuôn mặt. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm đây là sự thay đổi tích cực. Do việc nong hàm sẽ khiến vòm hàm cân xứng, dẫn đến gương mặt cũng cân đối hơn.

    Khuôn mặt thay đổi nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào cấu trúc mặt, xương hàm, thời gian nong hàm,...

    Nong hàm tốn bao nhiêu tiền?

    Nong hàm là một trong những liệu pháp áp dụng trong quá trình niềng răng nên thông thường đã được bao gồm trong chi phí niềng.

    Để định giá phương pháp nong hàm, các nha khoa thường căn cứ vào những yếu tố:

    - Tình trạng hàm và răng của bệnh nhân: Nếu bệnh nhân chỉ cần nong hàm mức độ nhỏ thì chi phí sẽ thấp, ngược lại nếu tình trạng vòm hàm quá hẹp hoặc lệch lạc, chi phí nong hàm sẽ cao hơn.

    - Khí cụ nong hàm: Tùy thuộc vào chất liệu, thương hiệu, xuất xứ của khí cụ mà sẽ có nhiều mức chi phí khác nhau.

    - Danh tiếng của bác sĩ và cơ sở nha khoa: Những cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hạn chế những sai sót xảy ra trong quá trình nong hàm, giúp bạn có được kết quả niềng răng tốt nhất.

    Những lưu ý khi đeo nong hàm

    Vệ sinh răng miệng đúng cách

    - Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày, chải răng theo chiều dọc và xoay tròn, nên lựa chọn bàn chải lông mềm để dễ làm sạch kẽ răng và khí cụ nong hàm.

    - Sử dụng thêm một số dụng cụ như: máy tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng,... để làm sạch mảnh vụn thức ăn bám trên khí cụ nong hàm.

    Chế độ ăn uống phù hợp

    - Trong thời gian đeo nong hàm, bệnh nhân nên ăn những thức ăn được chế biến mềm, lỏng: cháo, súp, canh, món hầm,... hoặc thực phẩm đã được cắt nhỏ.

    - Hạn chế ăn đồ dai, cứng vì phải dùng lực nhai mạnh, có thể gây ảnh hưởng đến khí cụ nong hàm.

    - Bổ sung nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất: thịt, cá, hải sản, trứng,... và tăng cường ăn trái cây, rau củ đã được cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn để giúp bổ sung vitamin, chất xơ giúp tăng sức đề kháng.

    - Tăng cường uống sữa và các thực phẩm làm từ sữa để bổ sung thêm canxi, giúp xương và răng chắc khỏe: sữa tươi, sữa chua, sữa hạt, sữa đậu,...

    Tái khám đúng hẹn

    Bệnh nhân nên tuân thủ lịch tái khám của cơ sở nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng khí cụ nong hàm và sức khỏe răng miệng của bạn, kịp thời đưa ra những biện pháp chăm sóc hợp lý.

    Xem thêm: Những Thực Phẩm Nên Và Không Nên Ăn Khi Niềng Răng

    Trên đây là những chia sẻ của Guva Dental về liệu pháp nong hàm trong quá trình niềng răng. Nếu vẫn còn thắc mắc nào khác xoay quanh vấn đề nong hàm, hãy để lại thông tin liên hệ để chúng tôi tư vấn và thăm khám kỹ hơn cho từng tình trạng răng miệng cụ thể nhé! Chúc bạn luôn có nụ cười rạng ngời tự tin!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva