Hotline hỗ trợ 24/7
tư vấn
Phụ nữ bầu có niềng răng được không?

Phụ nữ bầu có niềng răng được không?

    Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, đây là giải pháp có thời gian điều trị khá dài và đòi hỏi bệnh nhân có đủ sức khỏe để thực hiện. Vậy phụ nữ đang mang thai, sức khỏe không ổn định có niềng răng được không? Hãy cùng Guva Dental tìm lời giải đáp nhé!

    Niềng răng có tác dụng gì?

    Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng những khí cụ chuyên dụng như: mắc cài, dây cung,... để tạo ra lực siết răng, đưa răng về lại đúng vị trí trên cung hàm.

    Niềng răng giúp giải quyết được nhiều vấn đề về răng miệng như: răng hô, móm, răng mọc lộn xộn hoặc mọc lệch, lệch khớp cắn,...

    Quá trình niềng răng thường kéo dài 18 - 24 tháng, gồm những giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có tác dụng điều chỉnh lần lượt những vấn đề của răng, từ đó tạo nên kết quả cuối cùng là hàm răng đều đặn, khớp cắn chuẩn, tính thẩm mỹ cao.

    Niềng răng giúp giải quyết các vấn đề răng mọc lộn xộn, hô, móm,...

    Những phương pháp niềng răng phổ biến

    Niềng răng mắc cài

    Để thực hiện niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên từng răng của bệnh nhân, kết hợp dây cung, dây thun, minivis,... để tạo lực kéo, giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.

    Niềng răng mắc cài còn có các loại: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê, mắc cài mặt trong,...

    Niềng răng trong suốt (Niềng răng invisalign)

    Đây là giải pháp niềng răng sử dụng chuỗi khay niềng trong suốt được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân. Mỗi khay niềng sẽ được đánh số thứ tự và bạn chỉ cần dùng lần lượt từng khay cho đến khi hết toàn bộ

    Đúng như tên gọi, phương pháp này giúp khí cụ niềng răng của bạn trở nên “trong suốt”, khiến người đối diện khó nhận ra bạn đang niềng răng, tăng sự tự tin khi giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày. Niềng răng invisalign sở hữu những ưu điểm vượt trội như: tính thẩm mỹ cao, ôm sát răng giúp hạn chế sự khó chịu,... nên thường có giá thành cao hơn niềng răng mắc cài.

    Phụ nữ có bầu có niềng răng được không?

    Nếu xét về lý thuyết, phương pháp niềng răng sẽ dùng lực kéo để căn chỉnh vị trí răng, không tác động đến cấu trúc răng thật hay xương hàm, do đó không tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, phụ nữ có bầu cũng có thể niềng răng để điều trị những vấn đề răng miệng đang gặp phải.

    Thế nhưng, thời gian niềng răng thường sẽ kéo dài 1 năm rưỡi đến 2 năm. Trong quá trình này, bạn sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn điều chỉnh răng dẫn đến đau nhức, ê buốt, chán ăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,... nên sức khỏe bị giảm sút, dễ ảnh hưởng đến tình trạng của thai nhi.

    Lời khuyên của Guva Dental là nếu đang có bầu, bệnh nhân hãy cân nhắc thật kỹ về tình trạng sức khỏe của cả mẹ và con, cân nhắc xem có đủ tốt để chống chọi trong thời gian điều trị chỉnh nha hay không.

    Nếu tình trạng của người mẹ không cho phép, bạn nên đợi sinh con xong rồi mới niềng răng.

    Đang niềng răng nhưng lại có bầu thì có nên tiếp tục niềng không?

    Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ niềng răng. Để giải đáp câu hỏi này, cần dựa vào tình trạng răng miệng, sức khỏe, cơ địa,... của mẹ và thai nhi.

    Nếu trong quá trình niềng răng mà bạn phát hiện mình mang thai, hãy ngay lập tức thông báo với nha sĩ của mình. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe của bạn để chỉ định nên tiếp tục niềng hay tạm dừng lại để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

    Nếu đang niềng răng mà phát hiện mang thai, hãy thông báo với nha sĩ của bạn sớm nhất có thể.

    Nếu vẫn có thể tiếp tục niềng răng, thai phụ cần chú ý khoảng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của chu kỳ mang thai, vì đây là 2 giai đoạn cơ địa biến đổi nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe và răng miệng của bệnh nhân.

    Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên hạn chế những bước chụp X-quang, nhổ răng,... trong quá trình niềng.

    Cách chăm sóc răng miệng khi có bầu

    Đánh răng đúng cách

    Thói quen đánh răng đúng cách là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bạn nên sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ men răng. Lưu ý đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và làm sạch mảng bám ở kẽ răng.

    Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước

    Dùng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa những cách hiệu quả giúp loại bỏ mảng bám và cặn thức ăn ở những kẽ răng mà bàn chải không thể làm sạch hết.

    Chế độ uống lành mạnh

    Chế độ ăn uống rất có sức ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Các chị em nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi và các loại rau củ, thịt cá,... để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng.

    Xem thêm: Những Thực Phẩm Nên Và Không Nên Ăn Khi Niềng Răng

    Khám định kỳ tại nha khoa

    Thăm khám định kỳ tại nha khoa không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng mà còn phát hiện và xử lý các vấn đề về răng kịp thời.

    Nếu đang mang thai nhưng lại muốn niềng răng, bạn nên cân nhắc vấn đề sức khỏe của bản thân và thai nhi đầu tiên. Nếu tình trạng cơ thể không cho phép, hãy kiên nhẫn đợi đến khi sinh con xong rồi mới chỉnh nha. Chúc bạn luôn có nụ cười trắng sáng tự tin!

    Hotline hỗ trợ 24/7
    tư vấn
    Nha Khoa Guva
    Nha Khoa Guva